Khi nhắc đến kinh nguyệt, mọi người thường quan tâm đến chu kỳ diễn ra trong bao lâu mà ngó lơ lượng xuất huyết trong kỳ kinh. Các bác sĩ đã kết luận rằng một người phụ nữ mất từ 30 ml - 60 ml trong một kỳ kinh được coi là bình thường. Tuy nhiên với những người mất từ 80ml máu trở lên được coi là đang có một kỳ kinh nguy hiểm. Xuất huyết nhiều trong kỳ kinh có thể là điều bình thường đối với một số người, nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi và ngày càng xuất huyết nhiều, hãy đi kiểm tra sức khỏe. Bởi khi này cơ thể đang báo động bạn có nguy cơ mắc các bệnh sau.
Một trong những dấu hiệu đầu của ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo nhiều. Các bác sĩ cho biết ung thư cổ tử cung cũng có thể dẫn đến chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu giữa kỳ kinh hoặc chảy máu sau mãn kinh.
Các triệu chứng khác được kể tên là thay đổi dịch tiết âm đạo và đau ở lưng dưới, giữa xương hông (xương chậu) hoặc ở bụng dưới.
Xuất huyết âm đạo bất thường cũng có thể xảy ra vì một số lý do khác, chẳng hạn như chấn thương. Tuy đây không phải là dấu hiệu rõ ràng của ung thư cổ tử cung nhưng hãy đi thăm khám bác sĩ để đảm bảo cơ thể bạn vẫn đang khỏe mạnh.
U xơ là sự tăng trưởng của cơ tử cung, là một loại ung thư lành tính phát triển trong hoặc xung quanh tử cung. Đây là bệnh lý phụ khoa rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, từ giai đoạn sinh đẻ đến mãn kinh hay hậu mãn kinh.
Các bác sĩ cho biết căn bệnh này có thể gây ra xuất huyết kinh nguyệt nhiều vì sự tăng trưởng u xơ ngăn tử cung co bóp, làm chậm kinh nguyệt và khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn. Bên cạnh đó, các u xơ cũng có thể ấn vào niêm mạc tử cung gây chảy máu nhiều hơn.
Khoảng 1/3 phụ nữ mắc phải tình trạng u xơ tử cung sẽ có kinh nguyệt nhiều, cùng với các triệu chứng khác như đau bụng, đau lưng dưới và thường xuyên phải đi tiểu. |
Trong một số ít trường hợp, u xơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai hoặc gây vô sinh.
Nếu bạn ở độ tuổi 40 và nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình thay đổi thì có thể bạn đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh.
Tiền mãn kinh là thời gian cơ thể bạn chuyển sang giai đoạn mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc những năm sinh sản của phụ nữ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ tiền mãn kinh là sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt. Tần suất chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều, kinh nguyệt ra nhiều hơn do nồng độ hormone thay đổi.
Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của tuyến giáp hoạt động kém, hay còn gọi là suy giáp. Điều này xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone và khiến nhiều chức năng của cơ thể bị chậm lại.
Quá it hormone tuyến giáp thyroxine có thể gây ra kinh nguyệt nhiều. Theo các bác sĩ, việc không có đủ lượng hormone này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn theo hai cách.
Thứ nhất, nó có thể ngăn buồng trứng sản xuất progesterone, một loại hormone có thể làm giảm lưu lượng máu. Thứ hai, nó có thể làm giảm khả năng đông máu hoặc cầm máu của cơ thể, khiến bạn có nguy cơ bị rong kinh và khó chịu hàng tháng.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa thường gặp nhưng không được nhiều người biết đến. Đây là bệnh lý mà các mô giống như mô lót trong tử cung lại mọc ở những nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như xương chậu, buồng trứng, ống dẫn trứng hay bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, khó có thai hay sảy thai.
Một biến chứng của lạc nội mạc tử cung là u nang buồng trứng. U nang buồng trứng là một loại khối u hình thành trong buồng trứng của phụ nữ, u có vỏ bọc bên ngoài và chứa dịch lỏng bên trong. U nang buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng dưới, lưng, chậm kinh, chảy máu bất thường, đau khi quan hệ tình dục… Nếu u nang bị vỡ hay nhiễm trùng, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, sốc, ngưng kinh, vô sinh hay tử vong.
Một tip để đo liều lượng xuất huyết kinh nguyệt đơn giản là ước lượng số băng vệ sinh bạn sử dụng hoặc đo bằng cốc nguyệt san. Nếu bạn thay băng vệ sinh sau mỗi một đến hai giờ hoặc đổ cốc nguyệt san thường xuyên hơn so với mức khuyến nghị thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang xuất huyết nhiều hơn bình thường. Hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe kinh nguyệt của mình nói riêng và sức khỏe nói chung để cơ thể luôn khỏe mạnh!
Thu Trang
Theo Người đưa tin
Xem thêm: Các chị em tới “mùa dâu” nên chăm uống 5 loại nước này, vừa giúp giảm đau lại hỗ trợ đẹp da