Ngâm chân mỗi ngày là một việc làm luôn được khuyến khích, vì nó không chỉ mang đến sự thư giãn, mà còn giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, lợi ích sức khỏe chỉ đạt hiệu quả tối đa nếu chúng ta làm đúng cách, bằng cách tuân theo 3 quy tắc cần nhớ này.
Đôi bàn chân nhìn có vẻ nhỏ bé là thế, nhưng thật sự là một bộ phận cực kỳ quan trọng đối với chúng ta. Không chỉ giúp ta thực hiện các hoạt động thể chất (như đi, đứng, chạy nhảy,... ) mà còn có tác động to lớn đến các cơ quan bên trong cơ thể (như gan, thận, phổi,... ), do có chứa hơn 70 phản xạ và 6 đường kinh mạch liên kết với các phủ tạng trong cơ thể.
Vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta, nên các bác sĩ thường khuyên nhủ mọi người phải chăm sóc bàn chân thường xuyên. Theo đó, có một phương pháp phổ biến mà mọi người thường áp dụng để thư giãn đôi chân của mình - đó là ngâm chân. Phương pháp ngâm chân này thật sự rất hiệu quả, bởi có thể mang đến những lợi ích tuyệt vời như:
Phương pháp ngâm với nước muối, gừng sau một ngày dài sẽ giúp đôi chân bớt đau và đơ cứng, tạo sự thư giãn các bó cơ và toàn cơ thể, thúc đẩy sự thỏa mãn trong tâm trí thông qua hình thức thư giãn sâu, giảm stress, xóa bỏ áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, ngâm chân còn giúp tăng sự tập trung trong trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi (Ảnh: Internet) |
Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì có khả năng dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết. Đồng thời, có thể hỗ trợ sát trùng sẽ giúp da sạch hơn và nhanh phục hồi do viêm nhiễm. Vì vậy, bạn có thể trị bệnh về nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước muối gừng, vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
Việc ngâm chân không chỉ giúp bạn cải thiện giấc ngủ, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái mà còn là cách hữu hiệu giúp đối phó với mùi hôi chân thường gặp phải.
Ngâm chân bằng nước muối gừng giúp làm sạch chân hơn, do muối sẽ hòa tan với nước thẩm thấu vào da giúp loại bỏ các bụi, vi khuẩn gây mùi còn gừng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi cực hiệu quả. Hãy làm liên tục mỗi ngày trong 1 - 3 tháng sẽ mang lại kết quả như mong đợi.
Thường xuyên ngâm chân với nước muối, gừng có thể làm giảm nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Đặc biệt, nếu bạn áp dụng phương pháp ngâm chân đồng thời kết hợp bấm huyệt bàn chân sẽ còn có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Ngâm chân với nước muối gừng sẽ giúp kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân. Trong khi đó, việc ngâm chân, xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân cũng tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích hệ tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa, giúp cân bằng cơ thể và cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
Sau khi ngâm chân, mọi người sẽ có cảm giác thư thái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn (Ảnh: Internet) |
Gừng có tính nóng, được biết đến như một vị thuốc hữu hiệu trong việc giữ ấm cơ thể và tăng tuần hoàn máu. Chứng lạnh tay, chân chủ yếu là do cơ thể không được cung cấp đủ máu tới các cơ quan này, có thể là do tình trạng lưu thông máu kém. Vì vậy, ngâm chân bằng nước muối gừng có thể giúp giãn nở mạch máu, giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra trơn tru hơn, giảm bớt tình trạng lạnh tay chân.
Thông thường, các bác sĩ thường khuyên mọi người nên ngâm chân vào buổi tối, trước khi đi ngủ (thường là vào khung thời gian từ 21 - 22h) - vì đây là lúc kinh mạch thận khí tương đối yếu, ngâm chân lúc này sẽ khiến nhiệt lượng cơ thể tăng lên, mạch máu nở ra, có lợi cho việc thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Đồng thời, thần kinh căng thẳng cũng được giải tỏa bằng phương pháp này.
Để đạt được hiệu quả tối đa khi ngâm chân, mọi người nên lựa chọn nhiều loại nguyên liệu khác nhau để hòa thành nước, chẳng hạn như: ngải cứu, muối gừng, hoa hồng,... Và đặc biệt, đừng quên 3 lưu ý sau đây khi ngâm chân để đảm bảo lợi ích của việc làm này nhé.
Khi ngâm chân, mọi người cần chú ý đến nhiệt độ nước và thời gian ngâm. Nước không được quá nóng để tránh bị bỏng, khoảng 40 độ C là thích hợp nhất, thời gian ngâm không nên quá lâu, lý tưởng nhất là trong vòng 15 - 30 phút.
Sau khi ăn, hầu hết máu trong cơ thể đều chảy về đường tiêu hóa, nếu mọi người ngâm chân với nước nóng ngay sau bữa ăn thì máu đáng lẽ lưu thông đến hệ tiêu hóa sẽ chảy xuống chi dưới, từ đây gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất, mọi người nên chờ khoảng 1 tiếng rưỡi - 2 tiếng sau bữa ăn rồi mới hãy ngâm chân.
Khi ngâm chân, máu sẽ dồn xuống chi dưới, não dễ bị thiếu máu cung cấp. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não và người già cảm thấy tức ngực, chóng mặt thì nên tạm dừng ngâm chân, nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, khả năng cảm nhận ngoại vi của bệnh nhân đái tháo đường kém nên người nhà nên thử nhiệt độ nước trước để đề phòng bỏng.
Và nhóm người bị suy giãn tĩnh mạch cũng cần chú ý khi ngâm chân. Vì nhóm người thường bị đau khi đôi chân hoạt động lâu, dễ bị chuột rút nên nghĩ rằng ngâm chân sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và đẩy lùi các triệu chứng này. Tuy nhiên, điều này lại càng khiến cho bệnh thêm trầm trọng, do vô tình làm tăng lưu lượng máu cục bộ khiến mạch máu giãn ra to hơn.
Đối tượng phải đứng làm việc liên tục, phụ nữ mang thai, người béo phì thường dễ bị suy giãn tĩnh mạch nhất (Ảnh: Internet) |
Ngâm chân được xem là một bài massage chân hiệu quả, giúp cơ thể được thư giãn, giảm stress và hỗ trợ lưu thông máu. Hơn nữa, nó còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như làm ấm cơ thể, trị mùi hôi chân và cải thiện giấc. Tuy nhiên, để việc ngâm chân không trở thành nguy hại, mọi người hãy ghi nhớ 3 lưu ý kể trên nhé.
Xem thêm: WHO: Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em hiện đã được phát hiện ở 20 quốc gia
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin