Hợp tác quảng cáo

Nghiên cứu mới cho biết: cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Hàm lượng cholesterol cao có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như bệnh lý tim mạch, huyết áp cao và đột quỵ. Và một kết quả nghiên cứu mới đây đã chỉ ra thêm một vấn đề khác - củng cố thêm tính nghiêm trọng của hiện tượng cholesterol tăng cao, đó là bệnh có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Theo tạp chí sức khỏe Healthline (Mỹ), cholesterol là một chất dưới dạng sáp (giống như chất béo) được tạo tự nhiên bởi gan, hoặc có đến từ các loại thực phẩm ta ăn hàng ngày. Cholesterol được chia thành 2 loại: cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Tuỳ thuộc vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta sẽ quyết định lượng cholesterol xấu hay tốt nhiều hơn trong máu.

Cơ thể chúng ta cần nhất là cholesterol tốt (HDL) để nuôi dưỡng và xây dựng các tế bào khỏe mạnh, nhằm duy trì các hoạt động và chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ làm tiêu biến các loại cholesterol tốt (HDL) và làm tăng cao các loại cholesterol xấu (LDL) - gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe, bằng cách dính vào thành động mạch và tạo thành mảng bám. Các mảng bám này sẽ làm hẹp hoặc tắc động mạch, khiến máu không thể lưu thông trong cơ thể.

Nghien cuu moi cho biet: cholesterol cao co the lam tang nguy co sa sut tri tue

Tình trạng hình thành mảng bám do tăng cholesterol xấu trong máu vô cùng nguy hiểm, vì các mảng bám khi vỡ ra đột ngột sẽ tạo nên các cục máu đông - được xem là nguồn cơn của các biến chứng như đau tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ (Ảnh: Internet)

Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan giữa chỉ số cholesterol-HDL và nguy cơ mắc sa sút trí tuệ. Điều này đã mang đến nhiều phản ứng ngạc nhiên vì trước giờ chúng ta đều biết cholesterol-HDL là tốt và rất cần thiết đối với con người.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã phân tích dữ liệu từ 184.367 người có độ tuổi trung bình là 70, không có tiền sử cũng hay dự đoán mắc chứng mất trí nhớ khi bắt đầu nghiên cứu. Những người tham gia đã điền vào một bản khảo sát về hành vi sức khỏe của họ và được đo mức cholesterol. Mức cholesterol HDL trung bình là 53,7 miligam mỗi deciliter (mg/dL), trong khi mức tối thiểu là trên 40 mg/dL đối với nam và trên 50 mg/dL đối với nữ.

Trong suốt thời gian theo dõi 9 năm, đã có 25.214 người mắc chứng mất trí nhớ. Điều đáng nói là những người có mức cholesterol-HDL cao nhất lại chiếm tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn cả, lên đến 15%. Trong khi đó, người có mức cholesterol-HDL thấp nhất lại chỉ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ với 7% (kể cả khi đã tính toán thêm những yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như sử dụng rượu, huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường).

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhiều cách để tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự liên quan này. Và họ đã đã tìm ra được ra một giả thuyết có liên quan đến axit mật (được tạo ra khi cơ thể phân hủy cholesterol) và chứng mất trí nhớ. Cụ thể, họ phát hiện ra rằng những người có nồng độ axit mật giảm (tức là lượng cholesterol vẫn còn cao trong cơ thể, sự phân hủy không diễn ra hiệu quả) có nhiều khả năng có lượng protein amyloid trong não cao hơn. Trong bệnh Alzheimer, amyloid dính lại với nhau và tạo thành các mảng có kích thước khác nhau. Nghiên cứu cũng liên kết nồng độ axit mật thấp với tình trạng não co rút nhanh hơn và gây tổn hại nhiều hơn đến chất trắng của não.

Nghien cuu moi cho biet: cholesterol cao co the lam tang nguy co sa sut tri tue

Kết quả nghiên cứu tìm thấy sự liên quan giữa chỉ số cholesterol-HDL với tình trạng sa sút trí tuệ (Ảnh: Internet)

4 việc nên làm hàng ngày giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu

Mặc dù mức cholesterol xấu (LDL) cao có thể không làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, nhưng nó có thể gây ra bệnh động mạch ngoại biên, huyết áp cao và đột quỵ. Vì vậy, việc mọi người cần nhớ đó là cần có những hành động kiểm soát tốt chỉ số cholesterol trong cơ thể, nhờ vào 4 việc nên làm sau đây:

1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng

Ăn uống được xem là một trong những yếu tố quyết định tình trạng sức khoẻ của chúng ta. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp ta kiểm soát lượng cholesterol trong máu mà còn tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Theo các chuyên gia sức khỏe, các quý ông nên bảo đảm những điều sau đây để xây dựng nên một chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

- Bữa ăn đủ chất: Một bữa ăn đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của cơ thể được xem là bữa ăn đủ chất, theo đó phải có đủ 4 nhóm chất căn bản gồm: carbohydrate (tinh bột - thường có trong khoai, cơm, ngô, săn, bánh mì,... ), chất béo (thường có trong thịt mỡ, da động vật, cá béo, các loại bơ, trứng, dầu ăn,... ), chất đạm (protein - thường có trong thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, các loại đậu và hạt,... ), vitamin và khoáng chất (có nhiều trong rau xanh và các loại trái cây khác nhau).

- Tăng cường các thực phẩm giàu axit omega-3: Axit omega-3 là thực phẩm thuộc nhóm chất béo được chứng minh là có tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là trí não, đồng thời có thể chống lại các bệnh tim mạch hoặc huyết áp. Vì thế rất được các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung nhiều hơn vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Nghien cuu moi cho biet: cholesterol cao co the lam tang nguy co sa sut tri tue

Các thực phẩm chứa nhiều axit omega-3 nhất được tìm thấy trong trong cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu,... hoặc các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạt óc chó,... (Ảnh: Internet)

- Tăng cường thực phẩm có chất xơ hoà tan: Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu, thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: bột yến mạch, ngũ cốc, đậu tây, cải xanh, táo, lê,...

- Hạn chế chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa: 2 loại chất béo này đều được các chuyên gia sức khỏe khẳng định là có thể làm tăng lượng cholesterol tổng thể, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL), gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ thống tim mạch, mạch máu nói riêng.

Chất béo bão hòa thường có nhiều nhất ở các loại thịt đỏ (như thịt bò, thịt heo,... ) - dù các loại thịt này cung cấp một lượng đạm cần thiết cho cơ thể, nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều để tránh làm tăng cholesterol. Còn chất béo chuyển hóa được xem là nhóm chất béo độc hại nhất, thường sẽ thấy ở các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, pizza, gà rán,...

2. Tránh xa thuốc lá

Dựa trên nhiều cuộc khảo sát cho thấy, nam giới từ 30 tuổi chính là nhóm có thói quen hút thuốc lá nhiều nhất, đó là lý do khiến họ có tổng lượng cholesterol trong máu cao hơn mức quy định - so với người không hút thuốc. Nguyên do là khi hút thuốc, khói thuốc đi vào cơ thể sẽ làm sản sinh ra nhiều cholesterol xấu và dính chặt hơn vào thành động mạch, gây tắc nghẽn, cản trở lưu lượng máu và có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Ngoài ra, hút thuốc cũng làm giảm cholesterol HDL. Điều đó không tốt vì công việc của HDL là đưa LDL ra khỏi động mạch.

Vì thế, tránh xa thuốc lá là điều rất quan trọng nếu muốn kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Nhiều chuyên gia sức khỏe cho biết, những người từ bỏ thuốc lá trong vòng 3 tuần sẽ có mức cholesterol tốt tăng lên đến 30%.

3. Tăng cường vận động thể chất

Các chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh, tăng cường vận động thể chất không chỉ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể mà còn giúp điều hoà kinh mạch, lưu thông khí huyết. Vì thế, ngoài ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì vận động thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm cholesterol cho cơ thể. Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút/ ngày để vận động (với cường độ trung bình), hoặc 20 phút/ ngày để hoạt động cường độ cao.

Nghien cuu moi cho biet: cholesterol cao co the lam tang nguy co sa sut tri tue

Mọi người có thể tập luyện những môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, yoga,... tùy vào sở thích và thể trạng sức khoẻ của mình (Ảnh: Internet)

4. Không uống quá 2 ly rượu mỗi ngày

Nghe có vẻ vô lý, nhưng nhiều nghiên cứu được thực hiện và nhận thấy rằng, sử dụng đồ uống có cồn có thể giúp làm tăng mức cholesterol tốt bằng cách làm tăng tốc độ vận chuyển protein trong cơ thể. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng khi ta uống ở mức hợp lý.

Bởi vì khi ta lạm dụng rượu bia, gan sẽ phải hoạt động vất vả hơn để lọc các chất độc có trong rượu bia, từ đó cũng khiến cho việc kích thích sản xuất HDL tốt bị suy giảm. Điều này tạo điều kiện cho lượng cholesterol xấu LDL tăng cao trong máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, hoặc các bệnh lý tim mạch.

Nghien cuu moi cho biet: cholesterol cao co the lam tang nguy co sa sut tri tue

Đối với rượu bia, nam giới trên 65 tuổi chỉ nên uống tối đa một ly mỗi ngày, đối với nam giới từ 30 - 65 tuổi thì không quá hai ly mỗi ngày (Ảnh: Internet)

Trên đây là 4 việc mà tất cả mọi người - đặc biệt là nhóm nam giới từ 30 tuổi trở lên nên làm trong sinh hoạt hàng ngày, nhằm vừa giúp cải thiện tình trạng cholesterol trong máu đồng thời hạn chế nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời khuyên mang tính tham khảo, không hoàn toàn chữa khỏi bệnh. Nếu cảm thấy tình trạng sức khoẻ của bản thân vẫn không ổn, mọi người nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Đổ mồ hôi liên tục ngay cả khi ở phòng máy lạnh, cơ thể bạn đang cảnh báo điều gì?

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo