Hợp tác quảng cáo

Người mắc bệnh đau cơ xơ hóa muốn kiểm soát bệnh nên chọn chế độ ăn không chứa gluten

Một kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Thấp khớp Ý gần đây cho biết, lựa chọn chế độ ăn không chứa gluten có thể là một biện pháp hiệu quả - giúp kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng đau cơ xơ hóa.

Đau cơ xơ hóa là tình trạng sức khỏe xảy ra khi việc xử lý tín hiệu đau và truyền đến các cơ từ bộ não gặp bất thường. Đặc trưng của đau cơ xơ hóa là tình trạng đau cơ xương lan tỏa, bệnh thường tiến triển âm thầm, tác động lớn đến sức khỏe, khả năng vận động cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ liên tục gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, trí nhớ kém, thiếu tập trung, đau nhức xương khớp, trầm cảm, rối loạn lo âu và đau nửa đầu. Từ những triệu chứng này, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những nguy cơ từ nhẹ cho đến nghiêm trọng bao gồm:

- Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, không thể tập trung học tập và làm việc.

- Tăng nguy cơ tử vong do trầm cảm và chấn thương tự phát.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, viêm thấp khớp,...

Nguoi mac benh dau co xo hoa muon kiem soat benh nen chon che do an khong chua gluten

Bệnh đa cơ xơ hóa có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ trong tuổi trung niên từ 30 - 50 tuổi. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, chất lượng cuộc sống, công việc và cả các mối quan hệ xã hội (Ảnh: Internet)

Về nguyên nhân gây ra đau cơ xơ hóa, các nhà nghiên cứu cho biết họ vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Đa số câu trả lời đều tập trung vào giả thuyết rằng bệnh xảy ra do sự kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại làm thay đổi cách hoạt động hệ thần kinh. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến cách xử lý tín hiệu đau của cơ thể, do đó khuếch đại cảm giác đau ở người đau cơ xơ hóa.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến tình trạng của đau cơ xơ hóa bao gồm:

- Lớn tuổi: tuy đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết các trường hợp bắt đầu ở tuổi trung niên và nguy cơ tăng lên theo tuổi tác.

- Di truyền: đau cơ xơ hóa có xu hướng di truyền trong gia đình, điều này có thể do một số đột biến di truyền nhất định.

- Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp (RA): các bệnh lý xương khớp có thể làm tăng nguy cơ đau cơ xơ hóa.

- Nhiễm trùng: virus cúm, virus Epstein-Barr, vi khuẩn Salmonella hay Shigella (gây nhiễm khuẩn đường ruột),… được cho là có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đau cơ xơ hóa.

Một tin buồn đó là đa cơ xơ hóa là bệnh mãn tính - đồng nghĩa là chúng ta không trị khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, nếu muốn kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả, người bệnh đau cơ xơ hóa cần nghiêm túc điều trị và quản lý tốt bằng thuốc và thay đổi lối sống. Việc điều trị nhằm mục đích giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thuốc sử dụng trong điều trị đau cơ xơ hóa thường là thuốc giảm đau, thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này cần được kê đơn từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Và ngoài việc dùng biện pháp kiểm soát bằng thuốc thì người bị đau cơ xơ hóa cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, nhằm hạn chế các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, việc kiêng hẳn các thực phẩm có chứa gluten có thể giúp giảm thiểu tình trạng bệnh.

Nguoi mac benh dau co xo hoa muon kiem soat benh nen chon che do an khong chua gluten

Thực phẩm có chứa gluten thường bao gồm: bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt, và một số món chay khác,… (Ảnh: Internet)

Cụ thể, buổi nghiên cứu có sự tham gia của 20 phụ nữ sau mãn kinh, trung bình 54 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh đau cơ xơ hóa. Những người tham gia đã trải qua ba giai đoạn ăn kiêng. Đầu tiên, họ tuân theo chế độ ăn không chứa gluten trong sáu tháng, sau đó là ba tháng không hạn chế gluten và sau đó là sáu tháng kiêng gluten nữa.

Sau mỗi giai đoạn, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá các triệu chứng của người tham gia bằng cách sử dụng chỉ số đau lan rộng và thang mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng sau 6 tháng đầu tiên không ăn gluten, những người tham gia đã giảm 24% điểm chỉ số đau lan rộng và giảm 36% mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Tuy nhiên, trong 3 tháng ăn lại thực phẩm chứa gluten trong giai đoạn thứ hai, những người tham gia cho thấy cơn đau lan rộng tăng 21% và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau cơ xơ hóa tăng 74%.

Sau đó, khi các nhà nghiên cứu hạn chế gluten trong giai đoạn thứ ba của nghiên cứu, điểm chỉ số đau của người tham gia đã giảm 24% và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng của họ giảm 36%.

Dù chưa giải thích được nguyên nhân vì sao thực phẩm có chứa gluten lại có thể làm tăng nặng các triệu chứng của đau cơ xơ hóa, nhưng từ kết quả của cuộc nghiên cứu có thể thấy, việc hạn chế thực phẩm có chứa nhóm chất này sẽ phần nào giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Vì thế, trong thời gian để các nhà nghiên cứu tìm ra câu trả lời chính xác nhất, người bệnh có thể cân nhắc trao đổi với bác sĩ để xác định xem chế độ ăn kiêng này có phải là chiến lược can thiệp an toàn và phù hợp hay không.

Xem thêm: Nói tạm biệt với tình trạng táo bón nhờ vào 6 loại trái cây giàu chất xơ này

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo