Hợp tác quảng cáo

Người trẻ có xu hướng lạm dụng thuốc an thần trị mất ngủ, khiến sức khỏe tổn hại nghiêm trọng

Thống kê từ Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cho biết, tỷ lệ người đến khám và điều trị mất ngủ gia tăng theo thời gian, trong đó, nhóm người trẻ từ 22 - 40 tuổi chiếm đến 70%. Nhiều người còn gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thường xuyên lạm dụng thuốc an thần.

Tình trạng mất ngủ - khó ngủ trước kia vốn xảy ra phần lớn ở người già, do tình trạng lão hóa chức năng não khiến việc sản xuất các hormone điều hòa giấc ngủ bị hạn chế. Nhưng dần dần, tình trạng này lại xuất hiện phổ biến ở cả nhóm người trẻ với tỷ lệ cao báo động, xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn vẫn là vì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, áp lực - căng thẳng do công việc/ học tập. 

Cho đến khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và kéo dài đến thời hiện tại, tình trạng này lại càng thêm nghiêm trọng. Có không ít người sau khi mắc bệnh chia sẻ rằng họ thường xuyên bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, điều này khiến cho cuộc sống cũng như công việc của mỗi người bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhóm người trẻ là đối tượng bị tác động nhiều nhất. Nhiều người vì muốn giải quyết nhanh vấn đề này mà đã tự ý mua và sử dụng thuốc an thần tại các tiệm thuốc, không có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. 

Lạm dụng thuốc an thần, sức khỏe phải chịu những tổn hại gì?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, việc tự ý sử dụng - thậm chí lạm dụng - thuốc an thần để điều trị mất ngủ là một hành động cực kỳ nguy hiểm. Nhưng không phải ai cũng hiểu điều này, nên đã có không ít người sau khi uống thuốc đã phải nhập viện cấp cứu và điều trị trong tình trạng suy nhược tinh thần lẫn thể chất, không thể kiểm soát được cảm xúc hoặc hành vi của mình.

Nguoi tre co xu huong lam dung thuoc an than tri mat ngu, khien suc khoe ton hai nghiem trong

Sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài có thể khiến người bệnh bị lệ thuộc thuốc. Hậu quả là khi cơ thể lờn thuốc, người bệnh bắt buộc phải dùng liều cao hơn để điều trị (Ảnh: Internet)

Mọi người cần biết, các loại thuốc an thần được điều chế với tác dụng hỗ trợ ức chế thần kinh trung ương - khi tuyến tùng trong vùng não không tiết ra đủ các hormone melatonin (một loại hormone gây ngủ) - từ đó, tạo trạng thái buồn ngủ cho cơ thể. Các chuyên gia y tế không khuyến khích mọi người sử dụng thuốc quá thường xuyên, và chỉ sử dụng nếu có đơn kê cùng hướng dẫn của bác sĩ. Vì nếu dùng thuốc sai cách, theo thời gian, cơ chế của thuốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của não bộ, cũng như gây ra một số tác dụng phụ rất nguy hiểm, bao gồm: buồn ngủ vào ban ngày, thiếu tỉnh táo, giảm khả năng tập trung và phán đoán, kỹ năng vận động bị hạn chế, suy giảm trí nhớ, uể oải/ mệt mỏi kéo dài, chán ăn, lo âu - căng thẳng, khó kiểm soát được cảm xúc và hành vi.

Chưa dừng lại ở những tác dụng phụ kể trên, lạm dụng thuốc an thần còn gây cản trở sự vận hành các chức năng của hệ hô hấp và tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim xảy ra cao hơn ở nhóm người thường xuyên sử dụng thuốc an thần so với nhóm ít hoặc hiếm khi sử dụng. Mặt khác, số nạn nhân của tai biến mạch máu não cũng cao gấp 3 lần với những ai bị cao huyết áp có kèm lệ thuộc thuốc an thần. Từ những điều trên cho thấy, lạm dụng thuốc an thần để điều trị mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất.

Mọi người nên giải quyết tình trạng mất ngủ như thế nào?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp phục hồi hoạt động não bộ, cũng là thời điểm để các cơ quan trong cơ thể (như túi mật, gan, phổi, thận, ruột non, ruột già,... ) hoạt động chức năng lọc và đảo thải độc tố, đồng thời cân bằng các yếu tố sinh lý, miễn dịch và chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện sớm và triệt để sẽ dẫn mất ngủ mãn tính, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, thoái hóa thần kinh, tim mạch, ung thư, tiểu đường, suy giảm chức năng sinh lý, rối loạn tâm lý,…

Nhưng mọi người và đặc biệt là giới trẻ, tuyệt đối không tự ý điều trị mất ngủ tại nhà bằng cách sử dụng thuốc an thần, trừ khi được sự cho phép của bác sĩ. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn áp dụng các biện pháp tự nhiên sau đây để cải thiện tình trạng bệnh:

1. Thiết lập thói quen ngủ sớm cho cơ thể

Tạo một lịch ngủ cố định cho cơ thể sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: thời gian hợp lý để lên giường là 21 - 22h tối, và không trễ hơn 23h. Ngủ đúng thời điểm này, cơ thể cũng như não bộ bắt đầu thả lỏng và mọi người sẽ bước vào giấc ngủ REM chỉ khoảng 1 - 2 tiếng sau đó. Thực hiện liên tục việc làm này để cơ thể quen dần với nhịp sinh hoạt này, rồi cứ đến khung giờ nhất định, mọi người sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Nguoi tre co xu huong lam dung thuoc an than tri mat ngu, khien suc khoe ton hai nghiem trong

Chắc chắn mới đầu, mọi người sẽ không quen và cảm thấy rất khó thực hiện. Tuy nhiên, hãy cố gắng sắp xếp để nằm trên giường sớm nhất có thể, thả lỏng cơ thể và tâm trí rồi dần dần mọi người sẽ chìm vào giấc ngủ (Ảnh: Internet)

2. Bổ sung các loại thực phẩm tự nhiên giúp an thần, ngủ ngon

Một trong những cách hỗ trợ chữa mất ngủ hoặc giúp ngủ ngon hơn chính là tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như:

- Sữa chua: có chứa axit tryptophan - được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và melatonin để duy trì giấc ngủ tự nhiên vào ban đêm.

- Chuối: có chứa axit trytophan, cộng thêm magie và kali - hai chất có lợi cho não bộ, giúp não thư giãn, đẩy lùi stress.

- Các loại cá béo: có hàm lượng protein và omega-3 vô cùng dồi dào, tốt cho sức khỏe não bộ.

- Hạt sen: có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon hơn. 

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả nhất. Vì khi vận động, khí huyết bên trong cơ thể sẽ được lưu thông, từ đó giúp an thần và ngủ sâu hơn. 

Đối với vấn đề mất ngủ do căng thẳng, trước hết mọi người cần tự điều chỉnh bằng những phương pháp tự nhiên như: hít thở sâu trước khi đi ngủ, nghe nhạc nhẹ, đọc sách và hãy nhớ tắt các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính để tạo không khí ngủ ngon. 

Nguoi tre co xu huong lam dung thuoc an than tri mat ngu, khien suc khoe ton hai nghiem trong

Ngoài những bài tập hàng ngày, mọi người có thể thực hiện vài động tác nhỏ, hoặc tập các bài tập yoga, thiền trước khi đi ngủ cũng là biện pháp hữu hiệu để có một giấc ngủ chất lượng (Ảnh: Internet)

4. Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị công nghệ có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất các hormone melatonin - có chức năng điều hòa giấc ngủ, điều này khiến việc chìm vào giấc ngủ của mỗi người sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, mọi người nên hạn chế sử dụng điện thoại. Thay vào đó, hãy làm vài hoạt động gì đó cho đến khi cơ thể cảm thấy buồn ngủ.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ, tốt hơn hết mỗi người nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Bởi vì tình trạng mất ngủ - khó đi vào giấc ngủ cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, việc tìm ra nguyên nhân chính xác để chữa trị tận gốc mới là điều quan trọng nhất.

Xem thêm: Có 4 biểu hiện khi ăn báo hiệu ung thư dạ dày sau 40 tuổi, nên nội soi dạ dày không chậm trễ

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin




 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo