Hợp tác quảng cáo

Nguy cơ bùng dịch Covid-19 giữa thời điểm đang có nhiều bệnh truyền nhiễm, mọi người cần phòng bệnh như thế nào?

Các chuyên gia y tế hiện đang đánh giá và dự đoán về tình hình đại dịch Covid-19 trong thời gian tới, đa số đều cho rằng nguy cơ bùng dịch trở lại khá cao. Đây là một nhận định đáng lo ngại, bởi thời điểm hiện tại cũng là mùa của nhiều bệnh truyền nhiễm - hô hấp nguy hiểm khác. Nếu không may có trường hợp đồng nhiễm/ bội nhiễm, thì hậu quả cực kỳ khôn lường.

Hiện tại đang là thời điểm giao mùa, nắng mưa diễn ra thất thường khiến các yếu tố thời tiết gồm nhiệt độ và độ ẩm trong không khí thay đổi chóng mặt. Đây được xem là một trong những điều kiện lý tưởng để các tác nhân gây bệnh như virus/ vi khuẩn/ vi nấm được sản sinh và phát triển nhanh chóng, hình thành nhiều loại bệnh nhiễm trùng - hô hấp, bao gồm: viêm phế quản, viêm đường hô hấp, cúm A, viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng,...

Cùng lúc này, Covid-19 đang “chực chờ” trở lại để tạo nên làn sóng dịch mới. Biến thể phụ của Omicron mang tên XBB.1.16 đang được cho là có khả năng lây nhiễm cao gấp nhiều lần các biến thể trước đó.

Tính từ đầu năm cho đến tháng 4 năm nay, nước ta đã ghi nhận hơn 2.461 ca nhiễm mới, 123 trường hợp nặng phải thở oxy và có 1 ca tử vong vào ngày 22/4. Điều này cho thấy nguy cơ dịch Covid-19 bùng trở lại là rất cao, nhất là khi đang chuẩn bị có một kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày (Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Chiến Thắng, ngày Quốc tế Lao động và 2 ngày nghỉ bù),người dân đổ xô đi du lịch dễ làm lây lan virus.

Nguy co bung dich Covid-19 giua thoi diem dang co nhieu benh truyen nhiem, moi nguoi can phong benh nhu the nao?

Hiện nay, các chủng virus Covid-19 còn lưu hành chủ yếu là Omicron và các biến thể phụ của nó. Các nhà nghiên cứu bày tỏ sự e ngại về mức độ lây lan của các biến thể phụ này vì khả năng lây lan nhanh hơn cũng như có thể lẩn trốn hệ miễn dịch tốt hơn. Nhất là với biến thể phụ mới nhất XBB.1.16 còn có thêm triệu chứng viêm kết mạc và các bệnh lý về mắt (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia y tế đều khẳng định rằng đó sẽ là một “thời kỳ đen tối” nếu có làn sóng dịch Covid-19 mới ngay trong thời điểm các bệnh viện đang quá tải vì nhiều căn bệnh truyền nhiễm - hô hấp ở hiện tại. Nhân lực/ trang thiết bị - vật tư y tế thiếu rất nhiều, trong khi đó người bệnh lại đông. Nếu không có bước kiểm soát hiệu quả, nguy cơ vỡ trận là rất cao.

Ngoài ra, dịch bùng trong thời điểm này cũng có thể gây ra nhiều trường hợp đồng nhiễm/ bội nhiễm, đe doạ sức khỏe người mắc - nhất là với những trường hợp thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, bao gồm: nhóm trẻ em (0 - 12 tuổi), phụ nữ đang mang thai, nhóm người trung niên và cao tuổi (sau 40 tuổi), người đang mắc nhiều bệnh nền mãn tính (bệnh tim mạch, huyết áp, mạch máu, tiểu đường loại 2, huyết áp,… ) hoặc những người có nền tảng miễn dịch - đề kháng kém. Theo giải thích của các y bác sĩ, tình trạng bội nhiễm là khi bệnh nhân mắc Covid-19/ bệnh hô hấp - truyền nhiễm, sau đó bị suy giảm miễn dịch và nhiễm thêm một hoặc nhiều virus khác, còn đồng nhiễm là ngay từ đầu, bệnh nhân đã bị nhiễm hai tác nhân gây bệnh hoặc nhiều hơn.

Nói chung, dù là đồng nhiễm hay bội nhiễm, việc bị 2 bệnh cùng lúc là rất nguy hiểm. Vì thế, mọi người cần chủ động phòng bệnh cho chính bản thân và gia đình, kể cả khi dịch có bùng lại hay không. Các chuyên gia y tế kêu gọi người dân nên tuân thủ theo các biện pháp phòng chống dịch song song với ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm - hô hấp bằng cách thực hiện đúng theo các hướng dẫn sau đây.

5 điều mọi người cần chủ động thực hiện thường xuyên, giúp hạn chế mọi nguy cơ bệnh tật

1. Xét nghiệm ngay nếu có nghi nhiễm Covid-19

Đây được xem là biện pháp chính xác duy nhất giúp mỗi người có thể biết được mình có đang nhiễm bệnh hoặc có virus Covid-19 xâm nhập vào cơ thể hay không. Bất kỳ cá nhân nào khởi phát các triệu chứng thường thấy của Covid-19 như: ho, mệt mỏi, hắt hơi, đau nhức cơ/ thắt lưng,... hoặc nghi nhiễm sau khi tiếp xúc với người nhiễm trước đó thì cần nên tiến hành xét nghiệm.

Trước hết là để có những biện pháp điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh kịp thời, theo sau là thực hiện trách nhiệm với sự an toàn của cộng đồng, góp phần truy vết biến thể mới và giúp cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa làn sóng dịch mới có thể xảy ra.

2. Duy trì tiêu hóa khỏe mạnh, chủ động tăng đề kháng

Mọi người có biết, hệ tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hệ thống miễn dịch của con người? Vì thế, duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là “chìa khóa” giúp cho hệ thống miễn dịch được ổn định, tránh xa mọi bệnh tật.

Nguy co bung dich Covid-19 giua thoi diem dang co nhieu benh truyen nhiem, moi nguoi can phong benh nhu the nao?

Hệ tiêu hóa là cơ quan chính trong việc hấp thu và chuyển hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế, giữ gìn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo các bữa ăn hàng ngày phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm: tinh bột (cơm, bánh mì, nui, cháo,... ), chất đạm (thịt đỏ, hải sản, trứng, gan, các loại đậu,... ), chất béo (bơ, các loại cá béo, dầu thực vật,... ), vitamin và khoáng chất thiết yếu (trái cây, rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa,... ) để giúp cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, mọi người cũng nên tích cực tham gia các loại hình vận động để nâng cao thể chất, thông qua việc bơi lội, đạp xe, chạy bộ,... để thúc đẩy trao đổi chất, tuần hoàn máu và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó có đủ sức để chống chọi lại bệnh tật.

3. Giữ gìn vệ sinh thật kỹ

Hãy thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách tắm sạch sẽ với nước ấm mỗi ngày, thay đồ và giặt ngay sau khi từ bên ngoài trở về nhà, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Các gia đình có con nhỏ cũng cần nhắc nhở trẻ hạn chế thói quen đưa tay lên mắt - mũi - miệng vì đây đều là những vị trí dễ bị virus/ vi khuẩn xâm nhập. Ở nơi công cộng, nên nhớ khử khuẩn tay thường xuyên

Ngoài ra, dù là với cá nhân hay môi trường xung quanh cũng đều cần được vệ sinh và khử trùng thật kỹ. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Tiếp đến là vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế,… ).

4. Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với người khác

Sau thời gian dài đối phó với đại dịch COVID-19, tầm quan trọng của khẩu trang là điều không thể bàn cãi. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, người dân vẫn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra đường, khi tiếp xúc với người khác, khi chăm sóc với người bệnh.

5. Tiêm phòng vaccine đầy đủ

Một trong những cách giúp phòng ngừa hiệu quả các căn bệnh truyền nhiễm - hô hấp lúc này (bệnh lây nhiễm bởi virus, vi khuẩn thông qua đường hô hấp) như: cúm, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, phế cầu khuẩn,… chính là tiêm vaccine. Nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho các thành viên trong gia đình, nhất là với nhóm đối tượng nguy cơ (trẻ em, người cao tuổi, người miễn dịch yếu, phụ nữ mang thai,... ) theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nếu mắc phải.

Bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện tại, hãy chắc chắn mọi người đã có đủ 2 mũi tiêm cơ bản. Nếu đã đủ, hãy dành thời gian để tiến hành tiêm các mũi bổ sung (tiêm liều 3, liều 4). Đối với cá nhân vẫn chưa hoàn thành 2 mũi cơ bản thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành tiêm phòng.

Nói chung, thời tiết thay đổi khiến chúng ta rất dễ mắc bệnh, cộng thêm nguy cơ cao sẽ có làn sóng dịch trong tương lai. Nếu không may để xảy ra tình trạng đồng nhiễm/ bội nhiễm thì cực kỳ nguy hiểm, vì thế mọi người nên ghi nhớ những hướng dẫn đã được liệt kê như trên để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, hãy nhớ tuân thủ một lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe ổn định.

Xem thêm: Chỉ cần áp dụng 4 cách "lười biếng" sau, chị em sẽ ngày càng trẻ đẹp - khoẻ mạnh

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo