Hợp tác quảng cáo

Nhận biết nhanh nguy cơ tắc nghẽn mạch máu bằng 3 cách sau đây

Ngày càng nhiều người mắc phải các bệnh mãn tính nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong do tắc nghẽn mạch máu gây ra. Để kiểm tra nhanh xem mạch máu của mình liệu có đang bị tắc, hãy kiểm tra nhanh bằng 3 cách sau đây nhé.

Tắc nghẽn mạch máu được các y bác sĩ cảnh báo là một bệnh lý nguy hiểm, xảy ra khi các cục máu đông hoặc mảng xơ vữa làm cản trở đường đi của máu. Hiện tượng này có thể khiến máu lưu thông không thuận lợi, và làm trì trệ quá trình vận chuyển oxy cùng các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.

Tình trạng tắc nghẽn mạch máu nếu không được kiểm soát, về lâu dài có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tại các cơ quan có mạch máu bị tắc. Ví dụ, nếu mạch máu bị tắc ở phổi sẽ làm tắc huyết quản, mạch máu bị tắc ở tim sẽ gây nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn ở các chi sẽ gây xơ cứng động mạch, còn tắc nghẽn ở não thì sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ. Biến chứng có thể gặp từ các hậu quả trên sẽ là: liệt người, méo mặt, cắt bỏ các chi,... nhưng nguy hiểm nhất vẫn là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Với mức độ nguy hiểm cao như thế, việc kiểm tra sức khoẻ mạch máu thường xuyên là rất quan trọng. Nhưng cuộc sống bận rộn có thể khiến bạn không có nhiều thời gian để thăm khám. Do vậy, các y bác sĩ đã chỉ ra 3 mẹo để giúp bạn kiểm tra nhanh vấn đề này, đó là:

1. Đi bộ

Hãy thử đi bộ tầm 10 - 15 vòng. Nếu phát hiện có 3 dấu hiệu sau đây ở chân, bạn nên nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất. Vì đó là biểu hiện cho thấy mạch máu của bạn đang bị tắc nghẽn.

Nếu chỉ mới đi bộ vài bước, thậm chí chỉ mới đến bước thứ 10 mà bạn đã thấy tê bì chân hoặc bàn chân rõ rệt, tỷ lệ mắc phải bệnh tắc nghẽn mạch máu ở chân là rất cao.

Nguyên nhân được lý giải như sau, khi các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn sẽ khiến việc lưu thông máu trở lại tại cơ quan này cũng bị cản trở. Quá trình tuần hoàn máu ở chi dưới không được thông suốt dẫn đến cơ bắp chân không được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, từ đó gây ra hiện tượng tê bì.

Nhan biet nhanh nguy co tac nghen mach mau bang 3 cach sau day

Tê bì chân hoặc bàn chân khi đi bộ được xem là một dấu hiệu bệnh lý, cảnh báo tình trạng tắc nghẽn mạch máu chi dưới đang xảy ra (Ảnh: Internet)

2. Kiểm tra mu bàn tay và mu bàn chân nổi gân xanh

Khi máu ở tĩnh mạch bị tắc, áp lực tăng lên, gân xanh sẽ lộ rõ ra bên ngoài, thường lộ ở tay hoặc bắp chân. Vì vậy, nếu bạn dễ bị tắc mạch máu thì sẽ có biểu hiện nổi gân xanh, đặc biệt là dân văn phòng hay ngồi nhiều, ít vận động.

3. Nắm chặt tay trong 30 giây

Nắm chặt tay trong 30 giây, sau đó thả ra và quan sát. Nếu màu da có thể trở lại bình thường trong vòng 3 giây sau khi buông tay, điều đó có nghĩa là độ đàn hồi của mạch máu rất tốt. Bài kiểm tra này rất đơn giản, bạn có thể dùng thường xuyên.

Nên làm gì để hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu?

Bệnh tắc nghẽn mạch máu có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân, (nguyên nhân khách quan như bệnh lý, tuổi tác hay nguyên nhân chủ quan do lối sống), nhưng việc chủ động phòng ngừa vẫn là điều cực kỳ cần thiết. Cụ thể, thường xuyên thực hiện những việc sau đây có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

1. Chế độ ăn lành mạnh

Một thực đơn khoa học, ít chất béo và cholesterol chính là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể phòng tránh được nhiều bệnh. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, số lượng chất béo nạp vào cơ thể bạn không được quá 10% lượng calo trong ngày. Nếu để lượng chất béo vượt mức cho phép, sẽ hình thành những chất béo xấu hoặc các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

Nhan biet nhanh nguy co tac nghen mach mau bang 3 cach sau day

Tập trung ăn nhiều chất xơ bao gồm trái cây và rau xanh, đặc biệt là mộc nhĩ, đậu đen, tảo bẹ vì đây đều là những thực phẩm được mệnh danh “thần dược” - giúp dọn sạch rác trong mạch máu cực kỳ hiệu quả (Ảnh: Internet)

2. Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ tác động xấu đến hệ hô hấp mà còn góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu. Với những người đang mắc phải bệnh này mà vẫn còn thói quen hút thuốc, thì sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

3. Tập thể dục thường xuyên

Vận động, tập thể dục thường xuyên là một thói quen tốt mà bạn nên thực hiện và duy trì. Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh nhiều bệnh nguy hiểm, tập thể dục còn hỗ trợ kích thích hệ thống mạch máu, khiến cho máu được lưu thông và tuần hoàn trơn tru hơn.

Nhan biet nhanh nguy co tac nghen mach mau bang 3 cach sau day

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cho tim khỏe mạnh hơn, hạn chế biến chứng nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn động mạch (Ảnh: Internet)

4. Giải tỏa căng thẳng

Stress, căng thẳng có thể khiến cho huyết áp của bạn tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu cũng cao hơn. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng thư giãn và thả lỏng cơ thể, tránh cho mình bị stress quá độ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này.

Nhìn chung, tắc nghẽn mạch máu phần lớn đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Để tránh tình trạng này, bạn nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều trái cây, rau củ quả xanh, uống đủ nước và vận động thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, và hãy nhớ chú ý đến những dấu hiệu bất thường trong cơ thể để kịp thời báo ngay cho bác sĩ nhé.

Xem thêm: Khuyến khích con ăn 6 loại siêu thực phẩm này để tốt cho sức khỏe

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo