Bệnh tuyến giáp là một loại bệnh nguy hiểm, dễ diễn tiến thành ung thư nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Thực không may, bệnh lại đang trở nên phổ biến ở mọi đối tượng và độ tuổi, nhất là với 5 nhóm người sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cực kỳ cao.
Theo y văn, tuyến giáp chính là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể con người, nằm ở phía trước cổ và là một tuyến hình con bướm. Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản sinh ra các hormone tuyến giáp - có chức năng điều chỉnh sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể và tâm trạng, duy trì ổn định lượng canxi trong máu, tăng cường, phát triển não bộ và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, nó cũng tác động lên các chức năng của lượng hormone tuyến sinh dục và tuyến sữa, có liên quan đến chức năng của tim, xương và cơ.
Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp nhất là: cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) và suy giáp (tuyến giáp hoạt động quá kém). Trong khi cường giáp tạo ra giáp dư thừa dẫn đến một số bất thường, chẳng hạn như đổ mồ hôi nhiều, ủ rũ, sụt cân, đau tim và thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng, thì suy giáp là hiện tượng sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn nhu cầu của cơ thể, khiến chúng ta dễ bị kiệt sức, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, dễ tăng cân và tóc rụng.
Bệnh tuyến giáp không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác, đồng thời tự phát triển khối u và diễn tiến thành ung thư, đe doạ tính mạng và sức khỏe. Đó chính là lý do vì sao chúng ta không thể xem thường căn bệnh này.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ngày càng phổ biến. Vì không có triệu chứng rõ ràng nên việc phòng ngừa ung thư tuyến giáp là tương đối khó. Nếu muốn biết mình có nguy cơ cao bị các loại ung thư tuyến giáp hay không bạn cần quan sát kỹ những dấu hiệu khác lạ của cơ thể (Ảnh: Internet) |
Bệnh tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng có thể xảy ra với mọi đối tượng. Nhưng 5 đối tượng sau đây thường sẽ dễ mắc bệnh nhất - theo các nhà nghiên cứu.
Về cơ bản thì căn bệnh ung thư tuyến giáp không có tính di truyền mà chính là các đột biến gen gây ung thư làm điều đó. Nếu mắc bệnh do có yếu tố di truyền (thường sẽ từ cha mẹ sang con cái) thì người bệnh sẽ thường mắc tình trạng ung thư tuyến giáp thể tuỷ, xảy ra do có sự biến đổi hoặc tổn hại trong gen RET. Theo thống kê, 25% trường hợp mắc ung thư tuyến giáp thể tủy là do di truyền. Tuy nhiên, không phải ai có đột biến trong gen RET thì đều sẽ mắc ung thư, vì bệnh còn có thể cấu thành do nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như ăn uống hoặc lối sống.
Nếu trong gia đình từng có người bị ung thư tuyến giáp, hoặc các bệnh có liên quan đến tuyến giáp thì cần xét nghiệm gen ung thư di truyền, nhằm kiểm tra xem liệu có sự bất thường nào trong gen hay không, từ đó có hướng bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh (Ảnh: Internet) |
Trường hợp này thì sẽ thấy nhiều hơn ở các chị em từ 25 - 50 tuổi nhiều hơn, cũng chính là nhóm đối tượng thường mắc các bệnh lý tuyến giáp nói chung, và ung thư tuyến giáp nói riêng.
Nguyên nhân là vì khi bước vào độ tuổi này, lượng hormone trong cơ thể nữ giới có sự thay đổi rõ rệt, khiến cơ thể gặp tình trạng lão hoá, tăng cân hay mắc bệnh rối loạn nội tiết tố.
Khi này, các chị em sẽ tìm đến các loại thuốc làm đẹp, thuốc giảm cân hay thuốc nội tiết để khắc phục và thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên, việc dùng thuốc như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hormone của chính tuyến giáp. Sau một thời gian dài sẽ phá hủy sự cân bằng hormone tuyến giáp, từ đó gây ra các bệnh về tuyến giáp, bao gồm cả ung thư.
Cuộc sống nhiều áp lực khiến không ít người gặp tình trạng mệt mỏi hay căng thẳng kéo dài, đó là lý do vì sao mà tỷ lệ người mắc bệnh ung thư do yếu tố tâm lý và tinh thần bất ổn ngày một nhiều hơn, đương nhiên là không thể thiếu căn bệnh ung thư tuyến giáp.
Yếu tố căng thẳng có thể gây xáo trộn rất lớn đến nội tiết trong cơ thể, và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến nội tiết - tức là tuyến giáp. Vì thế, khi con người thường xuyên lo lắng thì tuyến giáp cũng bị áp lực và không thể thực hiện công việc bình thường của nó. Lâu ngày, các bệnh tuyến giáp sẽ phát sinh, chẳng hạn như suy giáp, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Vì vậy, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta nên hạn chế những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là lo lắng (Ảnh: Internet) |
Cơ thể bị nhiễm bức xạ hoặc tiếp xúc với các hoá chất nguy hiểm cũng có thể gây ra nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Cơ thể của bạn có thể bị nhiễm phóng xạ qua các trường hợp như: từng phải điều trị bệnh bằng cách sử dụng phóng xạ, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử, làm nghiên cứu hoá học,....
Một trong những yếu tố, nguyên nhân hàng đầu liên quan đến bệnh tuyến giáp và có thể khởi phát ung thư tuyến giáp là chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh. Kèm theo đó là tình trạng thiếu hoặc thừa i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày.
Thiếu i-ốt, ngoài việc gây ra bướu, viêm tuyến giáp còn dẫn tới tình trạng đần độn ở trẻ em. Thế nhưng việc sử dụng quá nhiều iốt trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ bị nặng thêm bệnh viêm tuyến giáp. Bởi vậy, bạn hãy điều chỉnh lượng i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình một mức vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone của tuyến giáp.
Ngoài ra, ở những người mắc suy dinh dưỡng trầm trọng, thiếu hụt vitamin A cũng gây ra hiện tượng rối loạn sinh tổng hợp hormon tuyến giáp và làm nặng thêm các bệnh lý tuyến giáp. Vì vậy, hãy bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm có chứa vitamin A để khắc phục tình trạng này (Ảnh: Internet) |
Bệnh lý tuyến giáp hay cụ thể hơn là ung thư tuyến giáp nguy hiểm hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Vì thế, mọi người hãy cố gắng phòng bệnh bằng cách bỏ ngay từ bỏ lối ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các nguy cơ có thể gây bệnh - đặc biệt là với 5 nhóm người nguy cơ đã được kể trên.
Xem thêm: Hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư dạ dày, nó chính là nguyên nhân gây ra 15.000 ca tử vong mỗi năm
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin