Mụn mọc trên mặt có thể là hậu quả từ stress, chế độ dinh dưỡng, mất nước, nhưng chủ yếu do hoạt động của các hormone gây ra.
1. Mụn trên trán - ruột già có vấn đề
Khi mụn mọc dày trán chính tỏ chế độ dinh dưỡng của bạn có vấn đề. Người bị mụn trên chán thường có chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhiều dầu. Mụn mọc trên trán là cảnh báo vấn đề ở bàng quang và ruột già.
2. Mụn trên má cảnh báo vấn đề về phổi
Người bị mụn nhiều trên hai má chủ yếu là do bị stress các chứng dị ứng, thói quen hút thuốc ảnh hưởng tới phổi hoặc chế độ dinh dưỡng quá nhiều bơ sữa.
3. Mụn mọc ở miệng và cằm - bệnh dạ dày
Hiện tượng mọc mụn ở miệng và cằm chủ yếu bắt nguồn từ các thay đổi hormone và stress. Khu vực cằm được liên kết với cơ quan sinh dục, đường tiết niệu và thận. Xuất hiện mụn ở khu vực này cho thấy sự mất cân bằng nội tiết tố và táo bón.
4. Mụn mọc phía trên chân mày - lo âu
Mụn mọc ở vị trí này có nghĩ là thần kinh của bạn đang chịu nhiều áp lực. Nó có liên hệ tới việc bạn lo âu hoặc trầm cảm.
5. Mụn mọc xung quanh lông mày - báo hiệu chức năng gan
Vị trí mọc mụn này cảnh báo vấn đề về gan, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống. Nên hạn chế ăn đồ có dầu mỡ nhiều, tăng cường rau xanh và uống nhiều nước để thải độc.
6. Mụn trên mũi - vấn đề về hệ tuần hoàn
Mũi là một vùng khác của cơ thể, có khả năng bị mụn tấn công khi chúng ta có chế độ dinh dưỡng kém, tuần hoàn máu gặp trục trặc hoặc có vấn đề về tiêu hóa.
7. Mụn mọc trên tai - vấn đề về thận
Tai có mụn trứng cá cảnh báo thận hoạt động không tốt. Không uống đủ nước có thể dẫn đến giảm chức năng thận và mọc mụn ở tai.
R.N
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình