Hợp tác quảng cáo

Những bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin từ năm 2018

Thông tư mới của Bộ Y tế đối với những bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018 liệu bạn đã biết? Bài viết dưới đây cung cấp cho mẹ những thông tin về danh mục bệnh, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin bắt buộc từ ngày 01/01/2018.

Tiêm chủng từ lâu đã là một việc không thể quên đối với các ông bố bà mẹ có con nhỏ, việc này giúp cho trẻ nhỏ tăng sự miễn dịch với các bệnh dịch nguy hiểm, đây là biện pháp phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả nhất. Thông tin về những bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018 giúp cho các bậc cha mẹ tiêm chủng đầy đủ cho con.

Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký về "Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”. Theo đó, đối với trẻ sơ sinh đến trẻ em 5 tuổi sẽ bắt buộc tiêm chủng đối với 10 bệnh truyền nhiễm.

Nhung benh truyen nhiem bat buoc phai tiem vac-xin tu nam 2018

Trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm chủng với 10 bệnh truyền nhiễm

10 bệnh truyền nhiễm và vắc-xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) gồm: bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, viêm gan virus B, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B và Rubella.

Quy định rõ có 2 vắc-xin chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan virus B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc-xin lao tiêm một lần trong vòng 1 tháng sau sinh).

Tất cả trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi sẽ được tiêm miễn phí 10 vắc-xin nêu trên. Ngân sách nhà nước sẽ chi trả cho việc mua và bảo quản các loại vắc-xin này.

Thông tư cũng nêu ra những quy định cụ thể về đối tượng, lịch tiêm chủng tùy từng loại vắc-xin. Bộ Y tế khuyến cáo, nếu trẻ chưa tiêm chủng đúng lịch thì cần càng sớm càng tốt đi tiêm chủng nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình TCMR.

Những chiến dịch tiêm chủng hoặc tiêm chủng bổ sung phải được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Nhung benh truyen nhiem bat buoc phai tiem vac-xin tu nam 2018

Tiêm chủng đầy đủ là điều rất cần thiết đối với trẻ nhỏ

Trong danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thuộc thông tư này cũng quy định tiêm chủng bắt buộc 8 bệnh truyền nhiễm với những người ở vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch. Bao gồm các bệnh bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản và bệnh dại.

So với quy định cũ, danh sách các bệnh này đã giảm 13 bệnh (là bệnh viêm gan virus A, viêm gan virus B, lao, quai bị, thương hàn, sốt vàng, thủy đậu, Rota virus, uốn ván, viêm màng não do não mô cầu, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não do vi khuẩn Hib…) đã đưa ra khỏi danh mục tiêm bắt buộc.

So với thông tư gần đây nhất, danh mục bệnh truyền nhiễm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Thông tư 38 đã giảm đi 2 bệnh (bệnh thương hàn và bệnh tả) so với quy định hiện hành tại Thông tư 26/2011/TT-BYT .

Đồng thời thông tư cũng bổ sung bệnh Rubella vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi và được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Theo ý kiến của ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Danh mục các bệnh và vắc-xin, sinh phẩm bắt buộc với trẻ em và người có nguy cơ mắc được điều chỉnh cho phù hợp vơi mô hình bệnh tật, các yếu tố gây dịch tại Việt Nam.

Thông tư này có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/01/2018. Danh mục này sẽ được Bộ Y Tế cập nhật liên tục và bổ sung trong trường hợp cần thiết, thông báo rộng rãi đến toàn dân.

Tuy nhiên, Thông tư trên còn hạn chế khi bỏ hơn 10 loại bệnh thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.

Tiêm phòng vắc-xin giúp giảm thiểu những rủi ro về tử vong, biến chứng, di chứng so với nhóm không tiêm phòng. Không có vắc-xin nào hiệu quả 100% nhưng hầu hết các vắc-xin có hiệu lực đối với khoảng 85-95% các trường hợp được tiêm chủng. Hiện nay, vắc-xin vẫn được coi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ khả năng miễm dịch còn non nớt. Các bậc cha mẹ hãy nhớ những bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018 để chủ động cho các con đi tiêm chủng đầy đủ nhé.

Khuyên Vũ

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo