Hợp tác quảng cáo

Những chấn thương thường gặp và cách xử lý kịp thời hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những tai nạn nhỏ như đứt tay khi cắt rau, thái thịt, bỏng do nấu cơm, đun nước.

 Dưới đây là những cách xử lý khi tai nạn xảy ra giúp giảm thiểu tác hại mà bất kỳ ai cũng cần biết.

1. Xử lý vết bỏng

Định nghĩa về bỏng là một loại tổn thương đối với cơ thể do tác động của nhiệt, chẳng hạn như chất lỏng nóng, khí hoặc rắn, cũng như thương tích do ngọn lửa gây ra.

Bỏng nước là một loại bỏng đặc biệt, chủ yếu là do chất lỏng tương đối nóng tác động lên da, gây tổn thương cho cơ thể. Không có sự khác biệt cơ bản giữa bỏng và bỏng nước, cả hai đều là chấn thương do nhiệt.

Nhung chan thuong thuong gap va cach xu ly kip thoi hieu qua
Bỏng nước là một loại bỏng đặc biệt, chủ yếu là do chất lỏng tương đối nóng tác động lên da, gây tổn thương cho cơ thể.

Theo phân loại bỏng có thể chia thành bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng độ 3. Hàng ngày, chúng ta cần chọn các biện pháp và thuốc mỡ thích hợp theo các phân loại sau:

Cẩn thận cởi bỏ quần áo để tránh làm vỡ mụn nước.

Ngâm trong nước lạnh.

Cuối cùng, che vùng bị bỏng bằng gạc.

Lưu ý đặc biệt: không được bôi kem đánh răng, cồn… lên vết thương, nếu không sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương. Khi tình trạng bỏng nước nghiêm trọng, đặc biệt là bỏng độ 3, hoặc khi xuất hiện các mụn nước lớn, vết bỏng diện rộng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt.

2. Xử lý vết thương do dao cắt

Khi gặp phải vết dao cắt khá nhỏ tại nhà, hãy thoa dung dịch khử trùng sau khi đã làm sạch vết thương. Khi sử dụng thuốc trị vết thương do dao kéo gây ra, bạn phải chú ý những vấn đề sau:

- Không rắc bột thảo mộc lên vết thương

Nhiều người thường rắc trực tiếp bột cầm máu lên vết thương để cầm máu, đôi khi có thể cầm máu nhanh nhưng nó sẽ khiến vết thương nhanh chóng đóng vảy. Và một khi vết thương đóng vảy, nó sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, do đó dễ gây ra sẹo.

- Không rắc bột kháng sinh lên vết thương

Một tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh là gây dị ứng, và một số người dễ bị dị ứng cần phải đặc biệt cẩn thận. Nếu rắc bột kháng sinh tại chỗ không những dễ bị tác dụng phụ mà còn dễ bị kháng thuốc. Một số người không phát triển phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh uống, nhưng phát triển phản ứng dị ứng khi sử dụng tại chỗ. Vì vậy, không nên rắc bột kháng sinh lên vết thương.

- Không bôi lại vết thương nhiều lần bằng dung dịch sát trùng

Các dung dịch sát trùng có thể phá hủy mô và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nhiều lần dung dịch sát khuẩn để điều trị vết thương.

Nhung chan thuong thuong gap va cach xu ly kip thoi hieu qua
Các vết thương nhỏ có thể được điều trị đơn giản tại nhà, nhưng các loại vết thương sau đây đòi hỏi bạn phải đi khám càng sớm càng tốt:

Các vết thương nhỏ có thể được điều trị đơn giản tại nhà, nhưng các loại vết thương sau đây đòi hỏi bạn phải đi khám càng sớm càng tốt:

- Khi vết thương tương đối lớn hoặc chảy máu rõ rệt, trước tiên dùng gạc sạch băng phần trên để cầm máu, sau khi sơ cứu phải đến bệnh viện.

- Khi vết thương sâu, hoặc khi có vết rỉ sét trên dao.

- Khi nghi ngờ có dị vật trong vết thương và không thể rửa sạch bằng nước.

- Vết thương dính đầy cát mịn và bụi bẩn khó làm sạch.

- Vết thương sưng tấy, đau không chịu được, vết mổ đứt quãng không đều, máu chảy không ngừng.

Trong sinh hoạt hàng ngày, việc bị đứt tay do sử dụng dao hoặc bị bỏng là điều không thể tránh khỏi. Nắm vững một số kiến ​​thức sơ cứu chấn thương cơ bản này sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý và tăng tốc độ chữa lành vết thương.

Xem thêm: 4 loại rau tốt nhất giúp thanh lọc và bảo vệ gan

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo