“Tuân theo một lối sống lành mạnh, tránh xa các thói quen xấu” là một trong những cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh dạ dày. Nhưng liệu bạn đã biết cách thực hành điều này sao cho đúng và hiệu quả chưa? Nếu chưa thì quy tắc “3 không - 2 nên” dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác nhất dành cho bạn.
Dựa trên báo cáo số liệu của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm hiện tại thì nước ta đã ghi nhận hơn 70% dân số đang chung sống cùng với các bệnh lý về dạ dày, trong đó phổ biến nhất là các loại bệnh gồm: viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày,... Xét về nguyên nhân, các chuyên gia sức khỏe nhận ra rằng phần lớn người mắc bệnh đều có một điểm chung đó là do lối sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh. Và nếu bệnh không được điều trị dứt điểm và kịp thời sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi về già, thậm chí là gây ra ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
Để mọi người vừa có thể phòng bệnh vừa giúp các bệnh nhân điều trị bệnh hiệu quả, biện pháp tốt nhất cho mỗi người đó là có lối sống khoa học hơn, từ bỏ ngay các thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, đặc biệt là nên áp dụng quy tắc “3 không - 2 nên” vào cuộc sống ngay từ bây giờ.
Việc bạn ăn quá nhanh sẽ khiến cho khoang miệng không kịp tiết dịch nước bọt - vốn có chứa có chứa glycoprotein và enzyme amylase - giúp làm mềm thức ăn, khi bước vào quá trình tiêu hoá chính tại dạ dày và ruột non thì thức ăn vẫn còn bị vón cục khiến hai bộ phận này sẽ phải làm việc “vất vả” hơn vì phải tăng nhào trộn, tăng co bóp để chịu trách nhiệm cho cả phần chưa được tiêu hóa ở khoang miệng.
Nếu cứ liên tục lặp lại thói quen ăn vội vàng này mỗi ngày thì lâu dần sẽ dễ dẫn đến nhiều bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,.. . (Ảnh: Internet)
Nhiều người rất xem nhẹ tầm quan trọng của các bữa ăn chính, thường ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn rất trễ, điều này sẽ khiến cho các chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mọi người có biết, dạ dày sẽ dựa vào những khung giờ mà ta thường hay ăn uống nhất để tiết ra các axit dịch vị, giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn? Vì thế, nếu xảy ra tình trạng ăn uống thất thường, không đúng giờ khiến trong bụng không có thức ăn để tiêu hoá, thì dạ dày vẫn sẽ theo thói quen để tiết ra axit dịch vị này, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
Đối với tình trạng bỏ bữa thì thường xảy ra ở những chị em đang muốn giảm cân là chủ yếu. Phần lớn họ sẽ thường bỏ qua bữa sáng và bữa tối, rất hại cho sức khoẻ dạ dày. Sau giấc ngủ dài vào ban đêm, năng lượng cơ thể đã cạn kiệt, nếu không ăn uống kịp thời, dạ dày bị kích thích bởi axit dịch vị - theo thời gian chức năng tiêu hóa sẽ suy giảm rất nhiều, gây ra bệnh dạ dày, viêm loét và lâu ngày là ung thư dạ dày.
Các bệnh lý dạ dày thường khởi phát khi cơ quan này tăng co bóp và tiết dịch, gây mất cân bằng độ pH và dẫn đến hiện tượng tự bào mòn niêm mạc, gây viêm loét dạ dày. Tình trạng này sẽ diễn ra nhanh hơn khi chúng ta căng thẳng kéo dài.
Khi sự căng thẳng kích thích hệ thống thần kinh trung ương, các hoạt động tiêu hóa có thể đình trệ. Bởi khi này, hệ thống thần kinh trung ương đã cản trở lưu lượng máu về hệ thống đường ruột, gây ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bắp nơi bộ phận tiêu hóa và giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa.
Ngoài ra, căng thẳng, stress cùng có thể gây ra sự co thắt ở thực quản. Nó có thể làm tăng axit trong dạ dày gây ra chứng khó tiêu. Khi bị stress, hoạt động của dạ dày của mọi người có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến hiện tượng buồn nôn.
Từ đây ta nhận thấy, càng dễ căng thẳng thì nguy cơ mắc bệnh dạ dày càng sẽ tăng cao. Do đó, học cách cân bằng cảm xúc và loại bỏ đi những căng thẳng tiêu cực chính là cách để hạn chế các bệnh dạ dày tìm đến. Mọi người có thể thực hiện các hoạt động thể chất như chạy bộ, tập thể dục, cardio, đạp xe…. Khi thực hiện phương pháp này, não bộ sẽ kích thích bài tiết chất endorphins - một hoạt chất có khả năng giảm stress và cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Nếu không thích các hoạt động vận động mạnh/ nặng, mọi người có thể tập yoga, thôi miên, ngồi thiền, thư giãn cơ bắp và sử dụng âm nhạc cũng là một cách hay (Ảnh: Internet)
Sau một ngày dài hoạt động, ban đêm là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Lúc này, hệ tiêu hóa và dạ dày cũng sẽ ít hoạt động hơn, các tế bào niêm mạc dạ dày "tranh thủ" phục hồi và tái tạo lại.
Khi thức khuya, các cơ quan vẫn phải hoạt động theo sự điều khiển của não bộ. Dạ dày sẽ không được nghỉ ngơi nên sẽ tiết ra nhiều axit dịch vị - và khi nồng độ của loại axit này tăng cao, sẽ khiến tổn thương niêm mạc dạ dày, gây trào ngược dạ dày, thậm chí còn dẫn đến tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày,…
Mọi người cần phải đảm bảo giấc ngủ của mình đủ 8 tiếng và phải chìm vào giấc ngủ trước 11 giờ để mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được diễn ra suôn sẻ, trong đó có dạ dày. Tuy nhiên, nếu bận hoặc vì một lý do nào đó mà buộc phải thức khuya, cũng cần phải đảm bảo mình phải ngủ được ít nhất 4 - 5 tiếng mỗi ngày. Và trong 4 tiếng này, đó chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu, không đứt đoạn, mộng mị.
Hãy thay đổi các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày như: ăn quá no hoặc quá đói, ăn quá khuya, vừa ăn vừa làm việc,… Đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê…
Thay vào đó, nên tuân thủ theo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều axit và chất béo, tăng cường các loại rau xanh, các thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất. Cụ thể, trong chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả. Bổ sung vitamin A có lợi cho mắt sáng từ các loại rau có màu xanh, quả màu đỏ như cà chua, ớt chuông, cà rốt. Ăn uống các thực phẩm giàu vitamin B như thịt nạc, Omega - 3 trong cá giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
Việc ăn uống lành mạnh và đủ chất sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, mệt mỏi (Ảnh: Internet)
Các chị em đừng quên là cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa nguy hại cho sức khỏe, trong khi đó, chất béo là chất được tiêu hóa chậm nhất trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn gây ra tình trạng trào ngược axit và ợ hơi do chứa hàm lượng chất béo cao, khó tiêu hóa. Lý do là nhiều loại thực phẩm chiên có hàm lượng chất xơ thấp, điều này không có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Những người có sức khỏe dạ dày tốt đều cho biết rằng họ rất chú ý việc khám sức khỏe định kỳ, bởi đây là phương pháp hiệu quả nhất - giúp họ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân một cách chính xác nhất. Việc kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề trong cơ thể, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, làm giảm thiểu nguy cơ bệnh diễn tiến nặng (nếu có) và tránh gây tổn hại sức khỏe. Vì vậy, muốn sống lâu thì việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng.
Mọi người thấy đó, chính những thói quen không tốt như ăn uống thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài hay thường xuyên thức khuya đều có thể dẫn đến căn bệnh đau dạ dày, và nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, hãy tự sắp xếp thời gian cho cân bằng hợp lý, đồng thời cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống hợp lý - như được chia sẻ thông qua quy tắc “3 không - 2 nên” kể trên nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung, cũng như bảo vệ dạ dày khỏi thương tổn nói riêng.
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin