Rau củ vốn được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhờ có thành phần dinh dưỡng gồm chất xơ, vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm khác, việc ăn rau củ không đúng cách có thể biến lợi thành hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Rau củ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Ví dụ:
- Rau cải bó xôi (spinach) chứa nhiều sắt và canxi, giúp tăng cường xương và cơ bắp.
- Cà rốt giàu beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Bông cải xanh (broccoli) cung cấp vitamin C và K, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện quá trình đông máu.
Ngoài ra, các loại rau củ như cải bắp, ớt chuông, cà chua đều chứa chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì cân nặng hợp lý. Hơn nữa, rau củ còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao và ung thư. Việc tiêu thụ các loại rau củ màu xanh đậm, màu đỏ và cam thường xuyên có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng não bộ.
Không thể phủ nhận rằng, rau củ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho sức khỏe con người (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, việc ăn rau củ không đúng cách có thể gây hại ngược lại cho sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng với một số loại rau củ nếu không được chế biến và tiêu thụ đúng cách. Dưới đây là bốn loại rau củ mà bạn cần lưu ý khi ăn để tránh những tác hại không mong muốn:
Theo như nghiên cứu và nhận định của CDC Hoa Kỳ cho biết, các loại rau lá xanh - đặc biệt là các loại rau họ cải - bao gồm súp lơ xanh, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh,... có chứa hàm lượng nitrat cao hơn các loại rau khác. Nếu rau đã qua chế biến thì tốt nhất là hãy ăn hết, vì việc để qua đêm và hâm nóng lại sẽ khiến các thành phần trong rau bị biến tính rất độc hại, làm giải phóng các đặc tính gây ung thư cao. Cụ thể là nitrat sẽ bị chuyển hoá thành nitrosamine - một chất độc nguy hiểm có thể gây làm biến đổi gen và gây ung thư cho con người.
Trong đó, rau bina là loại rau nguy hiểm nhất. Do có chứa lượng sắt cao, nên trong quá trình đun và hâm nóng, rau bina có thể làm oxy hóa chất sắt - tạo ra các gốc tự do nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh bao gồm vô sinh và ung thư (Ảnh: Internet)
Khoai tây là loại củ có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chúng ta. Cụ thể, trong khoai tây chứa nhiều carb và chất xơ, giúp cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật tốt cho cơ thể. Hơn thế nữa, chúng còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả.
Khoai tây tốt là vậy, nhưng nếu khoai tây đã mọc mầm thì không. Có rất nhiều người vẫn cho rằng khoai tây mọc mầm không nguy hại nhiều, chỉ cần bỏ phần ấy đi thì vẫn có thể sử dụng. Thực chất, đây là một suy nghĩ sai lầm.
Bởi vì khi khoai tây mọc mầm sẽ xuất hiện một hoạt chất gọi là solanin - một chất cực độc, có khả năng gây chết người. Hơn nữa, nó còn sẽ bám dai dẳng trong gan, làm tăng gánh nặng cho việc thải độc của gan từ đó làm tăng cao gấp 3,6 lần nguy cơ bị ung thư gan cho chúng ta.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, bên trong măng tươi có chứa rất nhiều cyanid - một hợp chất có gốc axit, và cực độc. Măng tươi nếu không được sơ chế kỹ mà đã đưa vào chế biến sẽ gây gây ngộ độc cho con người ăn, nếu nhẹ thì bị tổn thương hoặc ung thư đường ruột, nhưng nếu nặng sẽ có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa. Đó là vì hợp chất cyanide đi vào cơ thể kết hợp cùng dịch vị enzyme của đường tiêu hóa sẽ lập tức biến thành axit cyan andrid (HCN) - một chất cực độc với cơ thể.
Để không bị dính độc tố của măng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên sơ chế măng thật kỹ, bằng cách ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc.
Nên ngâm nước sạch qua đêm để khử bớt độc tố. Măng luộc đun lửa vừa, măng mềm thì tắt lửa. Khi măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch rồi mới chế biến (Ảnh: Internet)
Gừng là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy gừng bị thối, nhũn dập thì không nên ăn bởi khi ấy gừng đã không còn an toàn.
Khi gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên gọi safrole. Đây là loại độc tố mạnh, khi vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan.
Nếu thường xuyên ăn gừng thối, dập có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản (Ảnh: Internet)
Như đã chia sẻ ở trên, rau tốt cho sức khỏe chúng ta nhưng vẫn còn tùy thuộc việc đó là loại rau nào, được chế biến và sử dụng ra sao. Mỗi người đều phải thật cẩn thận trong việc chế biến và tiêu thụ rau hằng ngày, vì nếu ăn sai cách sẽ khiến sức khỏe của chúng ta bị tổn hại nghiêm trọng, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hoặc thậm chí là tử vong.
Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin