Hợp tác quảng cáo

Tái nhiễm COVID-19 quá nhiều lần, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, phổi, thận,...

Trước nguy cơ có thể xảy ra làn sóng dịch mới do biến thể phụ Omicron Ba.4 và BA.5 gây ra, Bộ Y tế yêu cầu người dân phải có ý thức phòng bệnh, đặc biệt là ai đã từng nhiễm COVID-19. Vì tái nhiễm quá nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

COVID-19 vẫn là một mối nguy mà mọi người cần phải cảnh giác

Dù đã “sống chung với dịch” được một thời gian, nhiều nhà khoa học vẫn luôn khẳng định COVID-19 là một mối nguy mà mọi người cần cảnh giác, và khuyến cáo mọi người không được lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh.

Ban đầu là vì những hệ quả do “hậu COVID-19” gây ra - chẳng hạn như hiện tượng “sương mù” não, “trái tim tan vỡ”, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim - phổi - thận,.... Cho đến mới đây, nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh sự liên quan giữa việc tái nhiễm trên 2 lần sẽ khiến các biến chứng bệnh tật kể trên thêm nghiêm trọng hơn.

Theo dữ liệu của Our World In Data, tính đến thời điểm hiện tại thì đã có hơn 546 triệu người  trên toàn thế giới mắc COVID-19 ít nhất một lần, hơn phân nửa người khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm lại một lần nữa. Dù rằng lần bị tái nhiễm sẽ “nhẹ nhàng” hơn lần đầu, nhưng những tác động đến sức khoẻ về sau lại nghiêm trọng hơn.

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Research Square đã chứng minh điều này. Mục đích của cuộc nghiên cứu là điều tra những tác động của COVID-19 có thể gây ra với hệ miễn dịch, được thực hiện trên 257.427 người tham gia mắc COVID-19 một lần và 38.926 người tham gia trải qua ít nhất hai lần tái nhiễm. Kết quả cho thấy, đối với những bệnh nhân tái nhiễm nhiều lần sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhập viện cao hơn và biến chứng bệnh tật nguy hiểm hơn so với người chỉ mới nhiễm bệnh 1 lần, bất kể tình trạng tiêm chủng trước đó. 

Cụ thể, những người nhiễm virus COVID-19 từ hai lần trở lên có nguy cơ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

- Tim mạch như suy tim, viêm cơ tim, viêm mạch máu gây đông máu,...

- Đông máu dẫn đến thuyên tắc mạch máu phổi, tĩnh mạch, đột quỵ,...

- Phổi như viêm phổi, xơ phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính gây suy hô hấp 

- Thận như viêm thận và suy thận

- Các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp

- Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân khởi phát bệnh tiểu đường hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần.

Tai nhiem COVID-19 qua nhieu lan, se lam tang nguy co mac cac benh ve tim, phoi, than,...
Từng có một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 1/2022 cho thấy, COVID-19 làm gia tăng hơn 50% nguy cơ suy tim và đột quỵ, bất kể các yếu tố như chủng tộc hoặc giới tính (Ảnh: Internet)

Cần làm gì để hạn chế nguy cơ tái nhiễm bệnh?

Trước nguy cơ làn sóng dịch thứ 4 có thể xảy ra trong thời gian tới do biến thể phụ Omicron BA.4 và BA.5 làm chủ - khiến mọi người có thể bị nhiễm hoặc tái nhiễm bất cứ lúc nào vì biến thể này được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn bản gốc - các chuyên gia khuyến nghị người dân cần có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ bây giờ. Cụ thể như:

​- Ăn uống khoa học, vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên

- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với người khác

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và quanh khu vực sinh sống

- Rửa tay sát khuẩn ngay sau khi cầm - nắm - chạm vào các bề mặt hoặc vật dụng nơi công cộng

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc đối tượng có dấu hiệu nhiễm bệnh

- Tiến hành xét nghiệm ngay nếu nghi ngờ phơi nhiễm

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ

Tai nhiem COVID-19 qua nhieu lan, se lam tang nguy co mac cac benh ve tim, phoi, than,...
Theo đó, mỗi người dân cần phải tiêm đủ 2 liều vaccine cơ bản để nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa dịch bệnh (Ảnh: Internet)

Nhiều nhà nghiên cứu nhận định COVID-19 vẫn chưa đủ điều kiện để được xem là bệnh “cúm mùa” như mọi người mong đợi, vì những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ mà nó gây ra. Do đó, mọi người vẫn cần phải bảo vệ bản thân hết sức có thể, đặc biệt là những người từng có một lần mắc bệnh và có ít nhất một lần tái nhiễm cần phải chú ý nếu không muốn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Tư thế đạp xe đúng cho người đi xe đạp đường trường là gì?

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo