Trong thời gian gần đây, biến chứng đột quỵ đang có tỷ lệ gia tăng báo động ở nhóm người trẻ. Điều đáng lo ngại đó là biến chứng này vốn chỉ thường gặp ở nhóm người mắc phải những bệnh mãn tính như: tim mạch, huyết áp,... Trong khi đó, lý do chủ yếu khiến tình trạng này diễn ra ở người trẻ lại đến từ thói quen có thể thay đổi được - đó là tắm đêm.
Dựa trên báo cáo số liệu của Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ vào năm 2019 cho biết, tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ đã tăng đến hơn 44% trong khoảng 10 năm gần đây. Trong đó có khoảng 15% bệnh nhân trẻ đột quỵ hàng năm thuộc độ tuổi từ 18 - 35. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ đột quỵ đã có xu hướng tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, đáng chú ý là số lượng ca bệnh ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Nguyên nhân chính gây ra hệ luỵ này đó là thói quen tắm đêm - đặc biệt là tắm bằng nước lạnh của không ít người.
Tìm hiểu về lý do vì sao người trẻ lại thường hay tắm đêm, đa số đều trả lời rằng: việc đi làm cả ngày mệt mỏi, cộng thêm trên người nhiều bụi bẩn gây khó chịu chính là yếu tố để họ bất chấp mà tắm đêm, dù ai cũng biết rằng việc này cực kỳ hại cho sức khỏe. Đặc biệt là trong thời điểm vào hè, nhiệt độ tăng cao gây nóng bức như hiện tại, nhiều người còn tắm bằng nước lạnh thay vì nước ấm.
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, việc tắm đêm - nhất là tắm với nước lạnh có thể gây nhiễm hàn, cảm lạnh. Nếu thực hiện việc này liên tục thì theo thời gian, phổi của chúng ta sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng tại cơ quan này, gồm: viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản, hen phế quản,... và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu chứng bệnh phát tác nghiêm trọng.
Nhưng cái hại của việc tắm đêm bằng nước lạnh không chỉ dừng lại ở việc tổn hại đến sức khỏe, mà đôi khi còn đe dọa cả tính mạng chúng ta. Cụ thể, ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, làm chậm quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phần não và tim. Tắm vào thời điểm này sẽ khiến tình trạng co mạch máu trở nên nghiêm trọng hơn, huyết áp tăng cao dẫn đến nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não, nếu cấp cứu không kịp sẽ gây tử vong.
Nói chung, dù là bất cứ ai hay bất cứ độ tuổi nào cũng không nên tắm đêm. Nếu cần phải vệ sinh cơ thể rồi mới đi ngủ được, mọi người có thể lấy khăn bông thấm nước ấm và lau xung quanh người cho sạch sẽ và thoải mái hơn. Và chỉ nên làm việc này trong vòng 3 - 5 phút rồi kết thúc, tránh làm quá lâu gây cảm lạnh (Ảnh: Internet)
Nếu nghĩ rằng việc tắm quá lâu (tức là từ 15 phút trở lên) là hoàn toàn bình thường, không gây hại gì thì mọi người đã sai. Theo cảnh báo từ các chuyên gia y tế, tắm gội quá lâu có thể khiến da bị khô và mất nước, nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức gây nhiễm hàn. Hơn nữa, việc tắm quá lâu với nước nóng sẽ làm ta dễ bị phát ban và ngứa do khô da.
Ngoài việc tắm quá lâu, mọi người cũng cần hạn chế việc tắm quá nhiều trong ngày, tốt nhất là không quá 2 lần/ ngày. Biết rằng trong những ngày hè nóng nực như hiện tại thì tắm là cách giải nhiệt nhanh nhất, nhưng việc tắm quá nhiều cũng có thể gây ngấm nước vào cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, do đó mọi người cũng cần lưu ý vấn đề này.
Nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian, hay do không thể chịu được sự nhớp nháp của mồ hôi mà đã đi tắm ngay sau khi tập thể dục. Các chuyên gia cảnh báo đây là một hành động tai hại. Do sau khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể sẽ nóng lên vì thoát mồ hôi, nhịp tim đập nhanh và các các mao mạch đang giãn nở. Nếu tắm ngay sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng nhiệt độ, mạch máu co lại đột ngột khiến huyết áp tăng lên, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Thời điểm lý tưởng nhất để mọi người tắm là sau 20 - 30 phút kể từ khi kết thúc vận động, nhằm hong khô mồ hôi, và chờ nhiệt độ cơ thể cùng nhịp tim trở về trạng thái bình thường.
Trong lúc chờ đợi, mọi người hãy nhớ uống nước để bổ sung lại lượng nước đã mất do tập luyện (Ảnh: Internet)
Một điều cần lưu ý nữa đó là khi mới bắt đầu tắm, mọi người hãy điều chỉnh nước ấm chứ đừng tắm ngay với nước lạnh. Cách này sẽ khiến cơ thể không bị sốc do thay đổi nhiệt độ đột ngột, đồng thời giúp thư giãn sau thời gian tập luyện. Đến khi nhiệt độ cơ thể đã hạ xuống, hãy điều chỉnh để chuyển dần sang nước lạnh. Lúc này, tắm nước lạnh sẽ giúp giảm đau cơ, hỗ trợ làm lành tổn thương cơ bắp.
Tắm ngay sau khi vừa tiêu thụ đồ có cồn sẽ dẫn đến tình trạng co huyết quản, gây cảm lạnh, và có khả năng làm vỡ mạch máu não. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị đột quỵ, hoặc đột tử tại chỗ chỉ vì đi tắm sau khi uống rượu bia. Do đó, nếu không muốn “tử thần ngay cạnh bên”, tuyệt đối không nên tắm sau khi đã có men/ cồn trong người. Để vệ sinh cơ thể, mọi người chỉ nên dùng khăn ấm lau xung quanh cơ thể.
Đây là điều mà rất ít ai chú ý tới dù thói quen này đã từng gây ra không ít trường hợp đáng tiếc. Theo các chuyên gia, tắm ở nơi có gió lùa, hoặc vừa tắm xong chạy ra nơi có gió lùa là cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân là khi hơi nước nóng ấm bốc lên, kết hợp với gió lạnh thổi rất dễ khiến người tắm bị trúng gió do mạch máu trong cơ thể bị co lại đột ngột, nhiệt độ cơ thể cũng giảm nhanh, nếu nặng sẽ gây nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí tử vong.
Để an toàn cho sức khỏe, mọi người chỉ nên tắm ở nơi kín gió, và nhớ là hãy chuẩn bị khăn tắm và đồ thay đầy đủ. Sau khi tắm, nên lau khô người rồi mặc đồ ấm trước khi bước ra, vì nhiệt độ bên ngoài có thể thấp hơn phòng tắm (Ảnh: Internet)
Mọi người thấy đó, đôi khi việc tắm gội không đơn giản như chúng ta nghĩ. Nếu thực hiện sai cách, không chỉ là sức khỏe mà ngay cả tính mạng cũng có thể bị đe dọa. Vậy, để hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra, điều đầu tiên mọi người cần nhớ đó là là không được tắm đêm bằng nước lạnh, tiếp đó là thay đổi các thói quen xấu khi tắm đã được liệt kê ở trên (nếu có) nhé.
Xem thêm: Làm thế nào để có lưng đẹp trong mùa hè này?
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin