Hợp tác quảng cáo

Tăng áp phổi - nguyên nhân “thầm lặng” gây khó thở, ho ra máu, chóng mặt, khó đi lại

Tăng áp phổi được đánh giá là vấn đề sức khỏe rất đáng sợ, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Vậy chúng ta cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này như thế nào, và phòng ngừa hoặc quản lý ra sao cho hiệu quả, nhằm bảo vệ sức khỏe của chúng ta?

Tình trạng tăng áp phổi - hay còn gọi là tăng áp động mạch phổi xảy ra khi khả năng lưu thông máu trong động mạch gặp vấn đề, buộc áp lực trong phổi tăng cao khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để máu đi qua phổi và lấy được oxy cung cấp cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến giảm lượng máu đến phổi và giảm lượng oxy trong máu. Việc tim hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng suy tim phải và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Tang ap phoi - nguyen nhan “tham lang” gay kho tho, ho ra mau, chong mat, kho di lai

Đa số trường hợp tăng áp phổi nguyên phát đều không thể chữa khỏi nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị tích cực, triệu chứng sẽ được kiểm soát và tăng tỷ lệ sống cho người bệnh (Ảnh: Internet)

Nếu không được điều trị và kiểm soát từ sớm, tăng áp phổi có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

- Tâm thất phải phì đại: khi động mạch bị tắc nghẽn, tâm thất phải phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phổi, dẫn đến phì đại tâm thất phải. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây suy tim và gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Gây hình thành cục máu đông trong động mạch phổi: các cục máu đông này có thể tắc nghẽn động mạch, gây ra tình trạng nghiêm trọng như sốc hoặc tử vong.

- Rối loạn nhịp tim: tăng áp phổi có thể làm tổn thương tâm thất, gây ra rối loạn nhịp tim.

- Ho ra máu: được xem biến chứng nghiêm trọng của tăng áp phổi. Người bệnh có thể bị ho ra máu khi động mạch phổi bị vỡ và máu chảy vào phổi.

Tang ap phoi - nguyen nhan “tham lang” gay kho tho, ho ra mau, chong mat, kho di lai

Ho ra máu do tăng áp phổi cực kỳ nguy hiểm, không kiểm soát kịp thời có thể gây tử vong (Ảnh: Internet)

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh tăng áp động mạch phổi, do đó việc chú ý tới các dấu hiệu của bệnh rất quan trọng để có thể thăm khám và can thiệp kịp thời. Khi cơ thể của bạn có những triệu chứng sau, bạn cần cân nhắc đến việc đi khám sàng lọc tăng áp phổi:

- Cảm thấy khó thở, hụt hơi một cách đột ngột dù không làm gì quá sức.

- Thường xuyên mệt mỏi, cảm giác choáng váng, đau ngực, hồi hộp.

- Sưng đau ở các vùng chân, mắt cá chân, bàn chân.

Ban đầu, các triệu chứng có thể không rõ ràng, nhưng về lâu dài, chúng có thể trở nên nặng hơn khi người bệnh gắng sức hoặc tập thể dục. Bệnh có thể gây hạn chế hoạt động thể chất và sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Tuy nhiên, có một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng cho đến khi tình trạng bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.

Cần phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng áp phổi như thế nào?

Tăng áp phổi không thể điều trị khỏi hoàn toàn, và các biện pháp hiện nay chỉ giúp trì hoãn sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ lựa chọn những biện pháp điều trị hợp lý.

Nhưng trước mắt, ngoài sử dụng thuốc và các biện pháp y tế khác, người bệnh cần chủ động thay đổi lối sống nhằm điều trị tích cực sức khỏe tim mạch và từ bỏ các thói quen có hại cho tim mạch như khuyến cáo dưới đây:

1. Tiêm phòng bệnh đầy đủ: chú ý việc tiêm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của tăng áp phổi - đặc biệt là với các bệnh có liên quan đến đường hô hấp như bệnh cúm và viêm phế cầu.

2. Tập thể dục hàng ngày: giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tập những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ. Tránh những bài tập quá nặng làm tim phải hoạt động quá mức.

3. Ngủ đủ giấc: hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc vào ban đêm giúp cơ thể sẽ có thời gian phục hồi, điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn.

4. Chế độ ăn phù hợp: xây dựng cho bản thân một chế độ ăn dinh dưỡng và phù hợp, hạn chế các loại chất béo, tinh bột, đồ ăn chế biến sẵn và thực phẩm nhiều cholesterol.

Tang ap phoi - nguyen nhan “tham lang” gay kho tho, ho ra mau, chong mat, kho di lai

Kiểm soát cân nặng của bản thân cũng giúp cải thiện tình trạng tăng áp phổi (Ảnh: Internet)

5. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích: rượu bia và thuốc lá đều là những tác nhân đe dọa sức khỏe tim mạch và phổi. Nếu không từ bỏ ngay từ sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tăng áp phổi.

Xem thêm: Hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư dạ dày, nó chính là nguyên nhân gây ra 15.000 ca tử vong mỗi năm

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo