Tăng triglyceride máu (hay còn gọi là mỡ máu cao) là một vấn đề sức khỏe vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào nhưng không phải ai cũng biết cách phòng chống. Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này thường là do 5 thói quen xấu sau đây của nhiều người.
Triglyceride được hình thành từ quá trình phân tách và biến đổi lipid. Trong quá trình này, lipid được chia thành axit axetic và glycerol. axit axetic sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O, trong khi glycerol có thể chuyển hóa thành glucozơ hoặc được sử dụng để tạo ra triglyceride mới.
Khi triglyceride được đưa vào cơ thể, chúng chứa 3 loại axit béo và trải qua quá trình phân tách và biến đổi, thường diễn ra ở phần ruột non. Tại đây, chúng kết hợp với cholesterol để tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể duy trì hoạt động. Tuy nhiên, nếu có lượng triglyceride dư thừa không được cơ thể tiêu thụ hoàn toàn, năng lượng này sẽ tích tụ chủ yếu ở gan và máu, dẫn đến tình trạng tăng triglyceride máu như đã đề cập ở trên.
Chỉ số triglyceride bình thường trong cơ thể thường ở dưới mức 150 mg/dL hoặc dưới 1,7 mmol/L. Tình trạng Triglyceride máu tăng được xác nhận khi chỉ số này qua xét nghiệm máu lúc đói cao hơn 150 mg/dL. Ngưỡng tiệm cận cao thường nằm từ 150 - 199 mg/dL (1,8 đến 2,2 mmol/L), ngưỡng cao là từ 200 - 499 mg/dL (2,3 đến 5,6 mmol/L) và rất cao là từ 500 mg/dL trở lên (5,7 mmol/L trở lên).
Tình trạng tăng triglyceride trong máu nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bao gồm:
- Xơ vữa động mạch: tăng triglyceride máu có thể làm gây ra xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Do lượng triglyceride không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ nhiều trong máu, làm hẹp động mạch bằng các mảng xơ vữa, và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, thiếu máu não (do lòng động mạch bị hẹp - khiến lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng như tim và não bị suy giảm), tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch não gây nhồi máu não (đột quỵ não), đe doạ đến tính mạng (xảy ra khi các mảng bám bị vỡ đột ngột và theo dòng máu đi tới các cơ quan bên trong cơ thể, gây ra tình trạng tắc mạch máu).
Các chuyên gia y tế chia sẻ, biến chứng phổ biến và cũng là nguy hiểm nhất của tăng triglyceride máu (một nhánh nhỏ của bệnh mỡ máu cao) chính là xơ vữa động mạch (Ảnh: Internet)
- Tiểu đường: mức triglyceride cao có thể đi kèm với sự kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Gan nhiễm mỡ: triglyceride tăng cao cũng có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, một tình trạng mà mỡ tích tụ trong gan, gây ra tổn thương gan và tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không cồn, sau rồi có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
- Viêm tụy: tình trạng viêm tụy cấp do tăng triglyceride có thể là do sự thủy phân của các lipoprotein giàu triglyceride, làm giải phóng lượng lớn các axit béo tự do, từ đó gây tổn thương nội mô mạch máu và tế bào đảo tụy.
Theo các chuyên gia sức khỏe, mọi người rất dễ mắc phải tình trạng tăng triglyceride máu vì thường xuyên làm theo 3 thói quen xấu sau đây:
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nồng độ triglyceride, cholesterol có hại (LDL) và giảm nồng độ cholesterol có lợi (HDL), từ đó gây ra tình trạng xơ vữa mạch máu. Những người càng hút thuốc nhiều, lượng mỡ được đào thải sẽ càng kém, khiến mỡ thừa từ đó tích tụ trong máu, trên các tạng hoặc bụng.
Vận động thể dục thường xuyên giúp quá trình trao đổi chất và đào thải mỡ thừa diễn ra hiệu quả hơn. Ngược lại, những người hạn chế vận động sẽ gặp phải tình trạng rối loạn lipid, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng,... Lượng mỡ thừa không được sử dụng hay đào thải sẽ bị tích tụ và gây gia tăng nồng độ triglyceride trong máu.
Nếu chưa quen với việc tập luyện, hãy bắt đầu từ từ bằng cách tập thể dục mỗi ngày 10 phút, sau đó tăng dần và hướng tới mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 150 đến 300 phút mỗi tuần (Ảnh: Internet)
Uống rượu bia quá nhiều có thể gây kích thích gan sản xuất thêm axit béo và làm tăng nồng độ triglycerides trong máu. Đồng thời, việc sử dụng rượu bia kèm theo tiêu thụ nhiều thức ăn giàu chất béo chuyển hóa như thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường như: bánh kem, kem, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,... cũng là nguyên nhân khiến chỉ số triglycerides tăng đột biến.
Mọi người nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, bổ sung chất xơ và ăn uống thanh đạm chính là cách giúp kiểm soát chỉ số triglyceride của mình.
Xem thêm: Đổ mồ hôi liên tục ngay cả khi ở phòng máy lạnh, cơ thể bạn đang cảnh báo điều gì?
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin