Không chỉ mức đường huyết cao (tăng đường huyết), mà cả mức đường huyết thấp (hạ đường huyết) cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Hạ đường huyết được định nghĩa là tình trạng nồng độ đường huyết đạt dưới 70 mg/dL, với mức đường huyết bình thường nằm trong khoảng 72 - 108 mg/dL. Tuy nhiên, các triệu chứng của hạ đường huyết có thể xảy ra khi mức đường huyết dưới 55 mg/dL.
Theo một nghiên cứu, hạ đường huyết là nguyên nhân khiến số ca tử vong do đái tháo đường tăng gấp 6 lần. Nguyên nhân chính của lượng đường trong máu thấp là các liệu pháp hạ đường huyết.
Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể xảy ra khi mức đường huyết dưới 55 mg/dL |
Những người mắc bệnh tiểu đường thường sử dụng các loại thuốc giúp giảm mức đường huyết trong cơ thể. Đôi khi, những loại thuốc này có thể làm cho lượng glucose giảm xuống dưới mức bình thường và gây hạ đường huyết. Ngoài ra, tình trạng này phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 gấp ba lần so với bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Lượng đường trong máu thấp không phải lúc nào cũng liên quan đến bệnh tiểu đường, nó có thể là do các tình trạng khác như nghiện rượu, thiếu hụt hormone, nhiễm trùng huyết, suy thận và suy dinh dưỡng cũng có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống.
Dưới đây là một số triệu chứng của lượng đường trong máu thấp. Điều này sẽ giúp bạn xác định được tình trạng bệnh của mình và điều trị sớm hơn.
1. Nhịp tim không đều hoặc nhanh
Theo một nghiên cứu, hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra các hậu quả về tim mạch như rối loạn nhịp tim (tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm) hoặc tim đập nhanh (rối loạn nhịp tim trong thời gian ngắn do căng thẳng, nicotine hoặc hoạt động thể chất).
2. Mệt mỏi
Hạ đường huyết có thể gây ra mệt mỏi |
Lượng đường trong máu thấp tái diễn thường xuyên chủ yếu do uống quá nhiều caffeine hoặc rượu có thể gây ra mệt mỏi ở một số người. Mệt mỏi cũng được coi là một triệu chứng có liên quan đến sự khởi đầu của các biến chứng mạch máu và thay đổi nội tiết tố do lượng đường trong máu thấp.
3. Thay đổi tâm trạng
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng hạ đường huyết cấp tính có thể gây ra thay đổi tâm trạng ở người lớn khỏe mạnh và không mắc bệnh tiểu đường. Thay đổi tâm trạng do lượng glucose trong máu thấp cũng đi kèm với sự suy giảm năng lượng, cáu kỉnh và mệt mỏi trong ít nhất 30 phút sau khi lượng glucose phục hồi.
4. Da xanh xao
Cortisol, một loại hormone steroid đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng đường trong máu thấp. Theo một nghiên cứu, da xanh xao có thể là dấu hiệu có thể bị hạ đường huyết do suy tuyến thượng thận. Trong các tình trạng như bệnh Addison, cơ thể không thể sản xuất đủ cortisol có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận và gây ra các triệu chứng như da xanh xao.
5. Run
Run thường xảy ra như một triệu chứng adrenergic ở bệnh nhân tiểu đường do tác dụng phụ của liệu pháp insulin. Ở người không mắc tiểu đường, nó cũng có thể xảy ra do nghiện rượu nặng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, tỷ lệ run tay ở người bị hạ đường huyết cao hơn 3,5 lần so với người không bị hạ đường huyết.
6. Rối loạn giấc ngủ
Hạ đường huyết và giấc ngủ được chứng minh là có mối quan hệ. Đã có những trường hợp tử vong khi ngủ ở bệnh nhân hạ đường huyết, chủ yếu do rối loạn nhịp tim và mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bị rối loạn giấc ngủ như buồn ngủ ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
7. Lo lắng
Mức đường huyết thấp trong cơ thể có thể gây ra sự gia tăng cấp tính epinephrine hoặc adrenaline. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng tâm thần như lo lắng. Một nghiên cứu nói rằng sự thiếu hụt vitamin B6, vitamin B12, protein và axit béo omega-3 ở những người không mắc bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến lo lắng.
8. Đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi hoặc mồ hôi trộm là triệu chứng chính của hạ đường huyết. Lượng đường trong máu thấp gây ra sự thiếu hụt glucose trong não, dẫn đến các triệu chứng rối loạn thần kinh như đổ mồ hôi.
9. Đói
Các liệu pháp làm giảm glucose có thể làm tăng cảm giác đó |
Một nghiên cứu cho biết ở bệnh nhân tiểu đường, đôi khi các liệu pháp làm giảm glucose huyết tương gây tăng cân do làm tăng cảm giác đói và khiến bệnh nhân ăn nhiều. Triệu chứng này phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường mới.
10. Chán ăn
Như đã đề cập ở điểm trước, tình trạng hạ đường huyết kéo dài có thể gây ác cảm với thức ăn, đặc biệt là ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh bị tiểu đường. Vì vậy, ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý hạ đường huyết ở trẻ em.
Trên đây là một số triệu chứng có thể xảy ra khi bạn bị hạ đường huyết, hãy cùng xem phần 2 để nắm được đầy đủ dấu hiệu nhận biết hơn và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin