Ở phần 1, chúng ta đã liệt kê ra một số triệu chứng thường cho thấy lượng đường trong máu thấp, phần 2 sẽ đưa ra cho bạn đầy đủ các dấu hiệu mà bạn cần lưu ý khi gặp phải.
11. Dị cảm hoặc cảm giác bất thường trên da
Dị cảm được hiểu là những cảm giác bất thường trên da như ngứa ran, tê, rát và cảm giác như có kim châm vào, đặc biệt là trên môi, lưỡi và má. Một nghiên cứu cho thấy rằng lượng đường trong máu thấp đôi khi có thể gây ra những thay đổi cả ở hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi, dẫn đến dị cảm.
12. Đau đầu
Một nghiên cứu có chia sẻ về tỷ lệ đau đầu ở bệnh nhân tiểu đường do hạ đường huyết. Theo đó, đau đầu có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường không ổn định do việc thay đổi các mức hoóc-môn, chẳng hạn như epinephrine và norepinephrine, có thể làm co mạch máu trong não.
13. Rùng mình hoặc ớn lạnh
Co giật có thể xảy ra như một triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết do sử dụng insulin |
Rùng mình hoặc ớn lạnh xảy ra ở bệnh tiểu đường loại 1 và 2 chủ yếu là do lượng glucose thấp gây ra những thay đổi trong điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, sự suy giảm nhiệt độ cơ thể do lượng đường thấp xảy ra nhiều hơn trong quá trình thay đổi khí hậu hoặc khi tần suất các đợt nắng nóng cao.
14. Mất cân bằng nội tiết tố
Khi nồng độ glucose trong máu giảm, các cảm biến glucose ngoại vi và trung tâm sẽ gửi thông tin đến hệ thống thần kinh nội tiết và thần kinh tự trị để giảm sự tiến triển của hạ đường huyết. Trong trường hợp lượng glucose không được kiểm soát và giảm xuống dưới mức bình thường, hai loại hormone được gọi là hormone tăng trưởng và cortisol sẽ được giải phóng. Các hormone này quản lý lượng glucose nhưng cũng có thể gây mất cân bằng hormone như một tác dụng phụ khi được sản xuất với số lượng cao.
15. Đau cơ
Hạ đường huyết cấp tính có thể gây ra bệnh lý thần kinh gây đau đớn như đau cơ ở một số người. Một nghiên cứu cho biết việc tiêm insulin đôi khi có thể gây ra lượng đường huyết thấp ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng hạ đường huyết không thể được coi là một yếu tố duy nhất cho sự phát triển của bệnh thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.
16. Tiểu đêm
Tiểu đêm được hiểu là thường xuyên đi tiểu vào ban đêm. Mặc dù chứng tiểu đêm chủ yếu liên quan đến lượng đường trong máu cao, nhưng nó cũng có thể xảy ra với lượng đường huyết thấp chủ yếu do rối loạn giấc ngủ hoặc thuốc điều trị tiểu đường.
17. Vấn đề về đường tiêu hóa
Một nghiên cứu cho biết những vấn đề đường tiêu hóa có thể xảy ở bệnh nhân hạ đường huyết. Tình trạng này chủ yếu là do rối loạn chức năng của tế bào beta và bất thường trong việc điều chỉnh glucose của insulin và glucagon. Các triệu chứng bao gồm đau dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy.
Lượng đường trong máu thấp đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng như:
18. Lú lẫn
Việc suy giảm glucose có liên quan trực tiếp đến các triệu chứng rối loạn thần kinh như lú lẫn và hành vi bất thường hoặc cả hai. Nó bao gồm rắc rối trong suy nghĩ, không có khả năng hoàn thành các công việc thường ngày hoặc sương mù não. Nó xảy ra chủ yếu khi tình trạng hạ đường huyết không được điều trị, nhường chỗ cho tình trạng rối loạn hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng.
19. Rối loạn thị giác
Hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể gây ra các vấn đề về chức năng và độ nhạy của võng mạc, ở cả bệnh nhân tiểu đường và không tiểu đường. Nó bao gồm các vấn đề như nhìn mờ, nhìn đôi và mất độ nhạy tương phản (một yếu tố giúp ích cho việc lái xe vào ban đêm). Một nghiên cứu cho thấy rằng lượng đường trong máu thấp gây ra giảm phản ứng của võng mạc và làm tăng quá trình chết tế bào võng mạc, dẫn đến rối loạn thị giác.
20. Co giật và hôn mê
Co giật có thể xảy ra như một triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết do sử dụng insulin |
Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu đã chỉ ra rằng co giật có thể xảy ra như một triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết do sử dụng insulin. Thuốc uống hoặc thuốc tiêm insulin có thể tạm thời làm giảm cung cấp glucose hoặc glutamate cho não và gây co giật, kèm theo hôn mê có thể sau 108 phút.
21. Phối hợp kém
Đôi khi, trong các đợt tái phát đường huyết thấp, lưu lượng máu não đến đồi thị và vùng dưới đồi giảm, gây ra giảm hoạt hóa tế bào thần kinh ở những vùng này của não. Vì sự phối hợp được kiểm soát bởi tiểu não, lưu lượng máu đến khu vực này thấp do glucose trong máu thấp có thể gây ra sự phối hợp kém.
22. Mất ý thức
Tình trạng mất nhận thức hoặc mất ý thức thường gặp ở nhiều bệnh nhân bị hạ đường huyết. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở những người trên 50 tuổi, mắc bệnh tiểu đường lâu hơn 10 năm và ở những người không thường xuyên tự theo dõi mức đường huyết. Một nghiên cứu cho thấy rằng mất ý thức ảnh hưởng đến khoảng 20-25% những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường loại 2 đang sử dụng insulin.
Khi có những triệu chứng đặc trưng trên, hãy tìm ngay tới bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể tình trạng. Đối với hạ đường huyết, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh. Hãy ăn uống điều độ, kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên, Không phớt lờ những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Phong Vũ
Theo Người đưa tin