Vitamin D được biết đến nhiều nhờ có chức năng tăng cường sức khỏe xương khớp. Nhưng bạn có biết, loại vitamin này còn đóng vai trò quan trọng khác trong việc duy trì sức khỏe tim mạch? Thậm chí có nhiều nghiên cứu còn chỉ ra, thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ suy tim.
Theo y văn, các nhóm vitamin đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Từ việc tham gia cấu tạo tế bào, điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh cho đến các hoạt động như tăng cường thị lực của mắt, tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng,... tất cả đều có sự có mặt của vitamin. Do cơ thể không có cơ chế tự sản sinh và tổng hợp ra các vitamin, nên mọi người thường chủ động bổ sung bằng những thực phẩm hàng ngày.
Trong đó, vitamin D được đánh là một trong những loại vitamin quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển về thể chất cũng như sức khỏe. Kiến thức tổng quan về vitamin D cho biết, nó là một pro-hormone có thể tan trong chất béo, có tác động rất lớn đến việc hình thành hệ thống xương khớp vào chức năng giúp cơ thể hấp thu canxi, photpho tại ruột và thận. Sau đó, vitamin D đưa canxi tới và lắng đọng tại xương - giúp hình thành, phát triển và bền chắc xương.
Người được bổ sung đủ vitamin D từ khi lọt lòng sẽ mọc răng, tăng trưởng chiều cao tốt, và có thể chất linh hoạt hơn khi lớn lên cho đến lúc cuối đời (Ảnh: Internet)
Ngược lại, người bị thiếu hụt vitamin D sẽ phải đối mặt với nguy cơ còi xương. Khi lớn lên dễ bị gãy xương, hoạt động thể chất chậm chạp và khó khăn hơn so với người khác. Đồng thời cũng có nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh lý ung thư trong tương lai.
Tuy nhiên, một tác động khác của vitamin D mà có thể mọi người chưa biết đó là có tác động đến tim mạch, chẳng hạn như giúp giảm viêm, tăng cường cơ tim và khả năng bơm máu, điều hòa nhịp tim, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa động mạch,...
Hiện các nhà khoa học vẫn còn trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về những tác động này, nhưng dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu được thu thấp, các nhà khoa học khẳng định: người có bệnh tim mạch hoặc sức khỏe tim mạch kém đều có điểm chung là bị thiếu hụt vitamin D.
Nguyên nhân được lý giải như sau: vitamin D có những hoạt động nhất định trong thành mạch máu, giúp máu vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng được trơn tru, hiệu quả hơn. Khi nồng độ vitamin D trong cơ thể ở mức thấp, mạch máu sẽ bị cứng lại và gây viêm, làm cản trở đường đi của máu. Nguồn máu bị dồn ứ không thể lưu thông theo thời gian sẽ gây nên tăng huyết áp - đây vốn được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim, do tim phải phải hoạt động liên tục và mạnh mẽ hơn để kìm hãm lại sức cản trong lòng mạch. Theo thời gian, tình trạng rối loạn chức năng tim diễn ra, làm tim suy yếu.
Có nhiều nghiên cứu khác cho biết, vitamin D có thể giúp điều hòa và cải thiện các chức năng của tế bào beta ở tuyến thượng thận, hỗ trợ điều tiết insulin nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi thiếu hụt vitamin D, việc sản xuất insulin bị cản trở sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây nên tiểu đường loại 2 - cũng được xem là một nguyên nhân khác dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Việc chủ động bổ sung vitamin D là điều rất quan trọng, nhưng không phải cũng biết cách bổ sung chính xác. Theo hướng dẫn của các chuyên gia sức khỏe, mọi người có thể nạp vitamin D theo 3 cách sau:
Tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian ngắn từ 10-15 phút sẽ giúp bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho mỗi người. Cần lưu ý rằng khi tắm nắng, không cần thoa kem chống nắng bởi kem chống nắng ức chế sản xuất vitamin D.
![]() |
Tắm nắng cũng là biện pháp tổng hợp vitamin D hữu hiệu, nhờ tác dụng của ánh nắng mặt trời lên da. Vì vậy, mọi người - đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tắm nắng 10 phút mỗi ngày vào lúc sáng sớm, 2 - 3 lần/ tuần để hấp thu tối đa vitamin D tự nhiên (Ảnh: Internet)
Mọi người có thể tìm thấy vitamin D ở: sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản như tôm, cua, sò, cá, các loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây, trái cây như cam, táo, ngũ cốc hoặc lòng đỏ trứng gà.
Lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe tổng thể. Theo đó, hàm lượng vitamin D hàng ngày cho người lớn là 600 đơn vị quốc tế (IU). Thực tế thì mọi người đã nhận đủ nguồn vitamin D cần thiết thông qua dinh dưỡng và ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một số người có thể cần nhiều vitamin D hơn, chẳng hạn như phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi hoặc người đang/ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhóm đối tượng này có thể bổ sung thêm vitamin D thông qua dạng thuốc uống, nhưng cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Xem thêm: Cánh tay và đùi của những người thiếu ngủ thường béo hơn, đặc biệt là ở phụ nữ
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin