Nghiên cứu mới cho thấy những phụ nữ sinh con vào mùa đông hoặc mùa xuân ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những phụ nữ sinh con vào mùa hè hoặc mùa thu.
Các bà mẹ trên khắp thế giới đều sẽ đồng ý rằng không có hai trường hợp mang thai nào giống nhau. Ngay từ các triệu chứng và thay đổi tâm trạng cho đến cảm giác thèm ăn, mọi thứ đều khác nhau ở mỗi người. Một mặt, bạn sẽ hào hứng với sự xuất hiện của đứa con nhỏ của mình, mặt khác, sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến bạn trở nên cáu kỉnh và dẫn đến thay đổi tâm trạng nghiêm trọng.
Rất nhiều người mới làm mẹ trải qua những biến động về tinh thần sau khi sinh con, bao gồm thay đổi tâm trạng, khóc lóc và lo lắng, nhưng trong một số trường hợp, nó trở nên trầm trọng hơn và bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ.
Theo thuật ngữ y học, nó được gọi là trầm cảm sau sinh. Theo nghiên cứu, thời điểm sinh con trong năm cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng bạn bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Thời điểm sinh trong năm khiến các bà mẹ có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh
Một nghiên cứu đã đã xem xét hồ sơ y tế của hơn 20.000 bà mẹ sinh con trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 8 năm 2017. Kết quả cho thấy những phụ nữ sinh con vào mùa đông hoặc mùa xuân ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những phụ nữ sinh con vào mùa hè hoặc mùa thu.
Phụ nữ sinh con vào mùa đông hoặc mùa xuân ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những phụ nữ sinh con vào mùa hè hoặc mùa thu - (Ảnh: Timesofindia). |
Tại cuộc họp của Hiệp hội các nhà gây mê Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã trình bày kết quả nghiên cứu của họ và làm rõ rằng mùa sinh của đứa trẻ không phải là điều duy nhất quyết định nguy cơ mắc bệnh PPD. Cân nặng của người mẹ, chủng tộc, sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng và tuổi thai của em bé là những yếu tố khác có thể đóng một vai trò quan trọng gây ra tình trạng này.
Tại sao thời điểm sinh vào mùa hè và mùa thu lại ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh?
Có một số lý do khiến các bà mẹ sinh con vào mùa hè hoặc mùa thu dễ bị trầm cảm sau sinh hơn.
Thứ nhất là do các bà mẹ mới sinh thường ở nhà chăm con nên họ thường xuyên cảm thấy bị cô lập khỏi các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết đẹp vào mùa hè và mùa thu.
Thứ hai, lượng vitamin D thấp do không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong những tháng lạnh vào mùa đông và mùa xuân khiến họ cảm thấy chán nản khi sinh con vào mùa hè hoặc mùa thu.
Khác biệt giữa trầm cảm sau sinh và hội chứng Baby blues
Người ta thường nhầm lẫn giữa chứng trầm cảm sau sinh và hội chứng Baby blues ở bà mẹ. Hội chứng baby blues là khoảng thời gian ngắn sau khi sinh các bà mẹ xuất hiện cơn buồn chán, căng thẳng, lo lắng và thay đổi tâm trạng. Trên thực tế, chứng trầm cảm sau sinh nghiêm trọng hơn nhiều so với chứng baby blues.
Hội chứng baby blues sẽ biến mất trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, nhưng chứng trầm cảm sau sinh có thể kéo dài hơn nữa. Nó bắt đầu sau khi sinh và giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau đó. Trong một số trường hợp, nó có thể bắt đầu trong khi mang thai và có thể kéo dài đến 1 năm.
Hội chứng baby blues sẽ biến mất trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, nhưng chứng trầm cảm sau sinh có thể kéo dài hơn nữa - (Ảnh: Timesofindia). |
Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh bao gồm: Ăn mất ngon, khóc quá nhiều, kiệt sức, sự lo lắng, mất ngủ, khó gắn kết với em bé và luôn cảm thấy tức giận.
Bạn nên làm gì khi bị trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh là một tình trạng mãn tính và cần có các biện pháp thích hợp kịp thời để ngăn chặn tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Giai đoạn trầm cảm kéo dài khiến người mẹ mới sinh khó gắn kết với con và thậm chí có thể làm căng thẳng mối quan hệ với bạn đời, bạn bè, gia đình và những đứa trẻ khác.
Nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè về cảm giác của bạn và nhận sự giúp đỡ của họ bất cứ khi nào cần thiết. Bạn thậm chí còn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin