Ngày nay, do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, nhiều người thường có thói quen thức khuya, đặc biệt là giới trẻ. Một số người khi thức khuya có cảm giác đau tim hoặc “lách cách”, đây có thể là lời cảnh báo sớm từ trái tim.
Theo các chuyên gia, mọi người thường cảm thấy rất mệt mỏi sau khi thức khuya và tim đã hoạt động quá tải, điều này sẽ dẫn đến thiếu máu cục bộ và thiếu oxy cho tim.
Đầu tiên phải chú ý xem có rối loạn nhịp tim hay không, đa số bệnh nhân là rối loạn nhịp tim lành tính, nhưng nếu xuất hiện nhịp tim nhanh hoặc rung nhĩ thì cần phải chú ý.
Thứ hai, nếu kèm theo tức ngực khó thở, bạn nên chú ý xem mình có mắc bệnh mạch vành hay không. Nhịp tim đập nhanh không chỉ gây khó chịu về thể chất mà còn gây tổn thương động mạch vành, nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim cấp tính.
![]() |
Một số người khi thức khuya có cảm giác đau tim hoặc “lách cách”, đây có thể là lời cảnh báo sớm từ trái tim. |
Thứ ba, nếu kèm theo chóng mặt, đau đầu thì phải chú ý xem mình có bị huyết áp cao hay không, trường hợp nặng có thể dẫn đến đột quỵ, phải kịp thời cấp cứu.
Ngoài ra, lịch trình sinh hoạt, thói quen ăn uống, cường độ tập luyện,… đều có ảnh hưởng đến nhịp tim. Những mặt này có thể điều chỉnh hàng ngày, chẳng hạn như chú ý chế độ ăn uống điều độ, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, cố gắng không thức khuya muộn trừ khi cần thiết.
Thêm vào đó, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý. Buổi sáng cần ăn nhẹ để bổ sung chất đạm và chất dinh dưỡng, buổi trưa sau khi ăn nên ngủ nửa tiếng để cơ thể phục hồi. Đặc biệt khi thấy trong người khó chịu thì phải chú ý khám chữa bệnh kịp thời.
Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng thức khuya đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu...
![]() |
Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. |
Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, mệt mỏi và làm cho sức đề kháng giảm sút. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp...
Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu.
Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.
Trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung,…
Xem thêm: 8 tư thế cơ bản nhất đặc biệt quan trọng khi tập yoga
Ánh Dương
Theo Người đưa tin