Bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn cần tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn hợp lý.
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ tử vong cao
Theo Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có vaccine phòng ngừa triệt để và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Những người bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em, nếu không phát hiện kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tay chân tê liệt, hôn mê sâu và có nguy cơ tử vong cao.
Có thể phát triển thành đại dịch sốt xuất huyết
Muỗi vằn là loại muỗi có thể phát triển rất nhanh về số lượng, nhất là vào mùa mưa. Đây là một loại muỗi khá nhanh nhẹn, linh hoạt và rất khó tiêu diệt chúng bằng những cách thủ công. Đặc biệt, chúng thích hút nhiều loại máu khác nhau của nhiều người. Vì thế, chúng có thể bay từ nhà này sang nhà khác, các khu vực lân cận để hút được nhiều loại máu khác nhau. Đây chính là nguy cơ nhanh nhất khiến sốt xuất huyết có thể bùng phát thành đại dịch.
|
Ảnh minh họa |
Không thể cứu chữa kịp
Khi bị sốt xuất huyết, có 2 dạng biểu hiện bệnh: biểu hiện bệnh bên ngoài (sốt xuất huyết tiêu hóa) và biểu hiện bệnh bên trong (sốt xuất huyết não)
- Sốt xuất huyết tiêu hóa: là dạng sốt xuất huyết trong đường ruột, khó phát hiện vì những triệu chứng thường không bộc lộ ra. Người bệnh tthường chỉ bị sốt nhẹ, không ho, không sổ muỗi và cũng không nổi ban đỏ. Tuy nhiên, chỉ 1-2 ngày sau, người bệnh sẽ có dấu hiệu đi đại tiện ra máu, trên da nổi mẫn đỏ do xuất huyết dưới da.
- Sốt xuất huyết não: cũng tương đối giống những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết tiêu hóa, người bệnh có những triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu, chân tay có cảm giác bị tê liệt, mệt mỏi không cử động được. Trường hợp này khá nguy hiểm nếu như không phát hiện bệnh kịp thời, người bệnh có thể bị hôn mê sâu dẫn đến tử vong rất nhanh sau đó. Đây chính là trường hợp khó cứu chữa nhất ví cấp cứu quá trễ.
Một số loại thực phẩm tốt cho người bị sốt xuất huyết
Bí ngô
Bí ngô giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong có thể giúp tăng lượng tiểu cầu. Để phát huy hiệu quả bạn nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh.
|
Ảnh minh họa |
Axit béo omega-3
Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 làm tăng cường hệ thống miễn dịch, do đó tăng số lượng tiểu cầu. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt hướng dương.
Đu đủ
Đu đủ là một loại quả rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. Sử dụng đu đủ bằng cách ăn trực tiếp, hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ lấy nước. Uống nước ép này mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối sẽ giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi.
Trà gừng
Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh toàn thân, lúc này, việc uống môt ít trà gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể của bạn. Đặc biệt, cảm giác buốn nôn sẽ nhanh chóng trôi qua, kích thích vị giác của bạn, giúp việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn.
Thức ăn lỏng
Cơ thể sốt rất mệt mỏi, nên cần ưu tiên tối đa trong lúc này những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ đầy bụng khó tiêu.
Cũng cần lưu ý là bệnh nhân không cần kiêng cữ quá mức mà cần ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ như cháo cá, cháo thịt băm nấu cùng với một ít rau củ quả các loại. Cho ăn từng ít một, nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng nôn ói.
Thực phẩm giàu protêin
Các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác giúp bệnh nhân sốt xuất huyết chống lại các virus sốt xuất huyết. Protein cần được đưa vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm sốt một cách từ từ và cơ thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đã bị mất khi bị bệnh.
Ảnh minh họa |
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được tạo thành từ axit ascorbic và citric giúp tăng lượng tiểu cầu. Nó là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ và liều cao hơn vitamin C sẽ ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu. Các thực phẩm giàu vitamin như cam, chanh, dâu tây, kiwi…
Trúc Đào
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học