Hợp tác quảng cáo

Thuốc lá dễ nghiện, khó bỏ

(SKGĐ) “Thói quen ban đầu là mạng nhện, sau là dây cáp” và việc nghiện hút thuốc lá của mỗi người cũng được bắt đầu từ thói quen tập tành nhỏ lẻ.

Vì sao phải nặng tay với thuốc lá?

Từ thập niên 1970, các bác sĩ nhi khoa khi nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của môi trường nhiễm khói thuốc lá đối với trẻ em đã nhận thấy, những trẻ sống chung với người nghiện (bị xông khói thuốc triền miên) thường mắc các bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen...). Năm 1981, lần đầu tiên các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư phổi tăng ở những trẻ em phải thường xuyên hít thở không khí nhiễm khói thuốc lá.

Năm 1977, tại Mỹ có một vụ kiện độc đáo. Một công chức làm việc tại cơ quan bảo hiểm xã hội Baltimore thường bị chảy nước mắt, nôn mửa, có lần bị xung huyết phổi. Anh ta cho rằng mình nhiễm phải khói thuốc lá do các đồng nghiệp thường xuyên phả ra nơi công sở, bèn làm đơn khiếu nại. Ủy ban hòa giải liên bang Mỹ xác nhận người này có lý và phán quyết là anh được bồi thường mỗi tháng 1.400 USD.

Năm 1986, hai bản tường trình tại Mỹ (một của Bộ Y tế, một của Viện Hàn lâm Khoa học) dựa trên kết quả 12 công trình nghiên cứu đã kết luận rằng, việc thường xuyên hít thở không khí nhiễm khói thuốc lá của người khác có thể dẫn đến ung thư phổi ở những người không hút.

Tuy nhiên, kết luận trên chưa thực sự có sức thuyết phục vì thí nghiệm chỉ mới được thực hiện trên gần 1.000 bệnh nhân. Từ đó, đã có hơn 16 công trình nghiên cứu tiến hành trên gần 3.000 bệnh nhân nữa được công bố. Qua đó, người ta thấy rằng nhận định năm 1986 của các nhà khoa học là đúng. Chính quyền Mỹ hiện đã chính thức xác định rằng, không khí nhiễm khói thuốc lá tại nơi làm việc là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người không hút thuốc phải hoạt động trong môi trường đó.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút, thuốc lá còn ảnh hưởng đến những người xung quanh họ. Một nghiên cứu của Úc đã được công bố tháng 5/1999 cho thấy, những người không nghiện nhưng thường xuyên phải hít thở khói thuốc lá của người khác (nơi làm việc, trong gia đình, nhất là giữa vợ chồng) có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi người bình thường.

Những vụ kiện đình đám vì thuốc lá

- Năm 1991, một số hãng thuốc lá lớn của Mỹ bị 60.000 tiếp viên hàng không kiện tập thể, đòi bồi thường 5 tỷ đôla. Lý do là tuy họ không hút nhưng phải thường xuyên hít thở khói thuốc lá của các hãng này trong khi làm nhiệm vụ nên bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Vụ kiện kéo dài trong 6 năm, đến năm 1997, các hãng bị kiện phải bồi thường 300 triệu USD.

- Đầu những năm 1990, chính quyền các bang của Mỹ bắt đầu khởi kiện buộc các hãng thuốc lá phải bồi thường chi phí mà Medicaid, một hệ thống y tế của chính phủ phục vụ cho người nghèo đã phải trả để chữa trị những căn bệnh do hút thuốc gây ra. Năm 1998, luật sư của 46 bang và Hạt Columbia đã đạt được thoả thuận với bốn công ty thuốc lá lớn nhất (Philip Morris, R.J. Reynords, Brown and Williamsson và Lorillard) thanh toán các khoản đền bù này. Theo thoả thuận, các công ty thuốc lá (đến nay một số công ty nhỏ hơn cũng ký vào thoả thuận) đồng ý hàng năm trích một khoản tiền để bồi thường cho các bang. Khoản tiền này dự kiến lên tới 206 tỷ đôla trong vòng 25 đầu tiên.

Thuốc lá và những con số

- Hàng năm có khoảng 120.000 đàn ông Anh trở nên bất lực trong “chuyện ấy” do thuốc lá. Các thành phần hoá học có trong thuốc là cũng khiến cho người phụ nữ bênh cạnh họ dễ bị vô sinh.

- Có hơn 80% người nghiên thuốc lắ mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Và hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính dân đến bênh ung thư phổi.

- Các nhà nghiên cứu của trường đại học Mancheste cảnh báo rằng, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hoá võng mạc, giảm thị lực. Thực tế có khoảng 500.000 người Anh mắc chứng bệnh này do hút thuốc lá.

- Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng thuốc lá có thể gây ra ung thư phổi, thanh quản, họng., khoang miệng, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang…

- Trong các bệnh ung thư do thuốc lá gây ra, ung thư phổi là phổ biến nhất. Ở các nước châu Âu, Mỹ 90-95% bệnh nhân bị ung thư phổi là người nghiện thuốc lá, ở Việt Nam tỷ lệ này là trên 80%.

Bình Nguyên

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo