Hợp tác quảng cáo

Thường xuyên căng thẳng - dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt những vitamin và khoáng chất này

Nhiều người nghĩ rằng, những tác động ngoại cảnh như: công việc, học tập, tiền bạc,... mới là yếu tố khiến chúng ta căng thẳng thường xuyên. Thực tế thì điều này đúng, nhưng vẫn chưa đủ. Vì tình trạng căng thẳng cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt những vitamin và dưỡng chất sau đây.

Thường thì mọi người dễ gặp áp lực bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: công việc trục trặc, việc học tập bị trì trệ, mọi thứ không như ý muốn,... Việc cứ quẩn quanh với những thứ tiêu cực ấy có thể khiến con người trở nên uể oải, mệt mỏi. Tình trạng càng nghiêm trọng thì tinh thần càng sa sút, lâu dần gây ra căng thẳng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, không phải lúc nào tình trạng căng thẳng cũng đến từ những yếu tố kể trên. Nó cũng có thể khởi phát từ sự thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt là với những loại vitamin và dưỡng chất dưới đây.

1. Vitamin B1 - Thiamine

Vitamin B1 (hay còn được gọi là thiamine) là vitamin đầu tiên trong nhóm B, có khả năng hòa tan trong nước. Vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, và giúp quá trình dẫn truyền thần kinh ngoại biên diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, vitamin B1 cũng góp mặt trong một số phản ứng sinh hóa - chính vì thế, loại vitamin này giữ một vai trò quan trọng cực kỳ quan trọng đối với con người.

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin B1 có chức năng làm giảm những phản ứng quá mức của cơ thể đối với stress. Vì thế, nếu thiếu hụt vitamin này, mọi người có thể nhận thấy những dấu hiệu rất cụ thể như: mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng thần kinh, yếu cơ và tim đập nhanh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kiểm soát và điều hòa cảm giác no. Nếu như cơ thể thiếu hụt loại vitamin này, mọi người sẽ không cảm thấy đói bụng, thường xuyên chán ăn, không có hứng thú khi đến bữa. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người mắc sút cân nhanh chóng, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược.

Thuong xuyen cang thang - dau hieu cho thay co the dang bi thieu hut nhung vitamin va khoang chat nay

Vì cơ thể chúng ta không có khả năng tự sản xuất ra vitamin B1, chính vì thế mọi người cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin hàng ngày, thông qua các loại thực phẩm như: bánh mì, thịt nạc, các loại đậu hạt, ngũ cốc,... (Ảnh: Internet)

2. Vitamin B3 - Niacin

Vitamin B3 tham gia vào hơn 150 quy trình trong cơ thể con người, quan trọng nhất là giải phóng năng lượng từ thực phẩm để sử dụng. Vì thế, thiếu vitamin B3 gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cần được phát hiện sớm và bổ sung kịp thời.

Cụ thể, vitamin B3 được chứng minh là có tham gia vào hoạt động thần kinh thông nhờ sự tăng chuyển hóa của các neuron thần kinh, bằng cách làm giảm lượng cholesterol xấu và mỡ máu nói chung, tăng hoạt động lưu thông máu trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng này, người bệnh có thể gặp phải rối loạn thần kinh với tình trạng ảo giác, mê sảng, trầm cảm, lú lẫn,… Nhẹ hơn người bệnh dễ lo lắng, tâm trạng bất ổn định, rối loạn giấc ngủ thường xuyên, hay căng thẳng và tức giận vô cớ.

Thuong xuyen cang thang - dau hieu cho thay co the dang bi thieu hut nhung vitamin va khoang chat nay

Để chủ động tăng cường vitamin B3 cho cơ thể, mọi người cần bổ sung bằng các loại thực phẩm như: nội tạng động vật, thịt bò, cá, sữa, trứng và rau xanh (Ảnh: Internet)

3. Vitamin B12

Hầu hết các quá trình chuyển hóa quan trọng diễn ra bên trong cơ thể đều có sự góp mặt của vitamin B12. Loại vitamin này có mặt trong quá trình tổng hợp ADN, sản sinh hồng cầu, chuyển hóa lipid, kiểm soát chức năng và hoạt động của hệ thần kinh. Vì thế, nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin B12 sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có stress, suy nhược, mệt mỏi hoặc tổn thương hệ thần kinh.

Thuong xuyen cang thang - dau hieu cho thay co the dang bi thieu hut nhung vitamin va khoang chat nay

Vitamin B12 thường có nhiều trong thực phẩm, vì thế mọi người nên chú trọng vấn đề dinh dưỡng hơn và chủ động bổ sung thịt đỏ, trứng, sữa và nội tạng động vật,... vào bữa ăn hàng ngày - nhằm tránh nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất này trong cơ thể (Ảnh: Internet)

4. Canxi

Canxi là một khoáng chất được biết đến vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe xương và răng. Bên cạnh đó, loại khoáng chất này còn có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, chi phối quá trình sản sinh ra các loại hormone bên trong cơ thể.

Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ canxi sẽ làm cho hệ thần kinh bị suy yếu, từ đó dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, chán nản, căng thẳng, hay cáu gắt, lo lắng quá mức. Do đó, việc chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi (gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản có vỏ, cá béo, các loại đậu - hạt,... ) là vô cùng cần thiết, đặc biệt là những đối tượng đang bị stress, căng thẳng.

5. Magie

Bên cạnh canxi thì magie cũng là một loại khoáng chất quan trọng có tác dụng rất tốt trong việc giảm stress, mệt mỏi và giúp cho não bộ được tăng cường chức năng hoạt động. Loại khoáng chất này có công dụng giúp tổng hợp sinh năng lượng, đồng thời hoạt hóa tốt hơn 300 loại enzyme cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein, glucid và lipid.

Đối với sức khỏe của hệ thần kinh thì magie có tác dụng giảm căng thẳng, xoa dịu các mệt mỏi, áp lực. Vì thế, các chuyên gia thường khuyến khích những người bị stress nên tăng cường bổ sung khoáng chất này để cơ thể được khỏe mạnh và xua tan các suy nghĩ tiêu cực.

Thuong xuyen cang thang - dau hieu cho thay co the dang bi thieu hut nhung vitamin va khoang chat nay

Cách để bổ sung magie hiệu quả nhất đó chính là thông qua đường ăn uống. Loại khoáng chất này có chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm như các loại hạt, đậu, socola đen, nghệ,…Tốt nhất bạn nên xây dựng chế độ ăn uống kết hợp giữa các thực phẩm giàu magie và canxi để gia tăng hiệu quả giảm stress và cải thiện tốt sức khỏe tổng thể (Ảnh: Internet)

6. Sắt

Sắt được tìm thấy trong mọi tế bào sống. Nó mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành não thích hợp và cần thiết cho việc sản xuất serotonin. Nồng độ sắt thấp khiến chúng ta không chỉ cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh mà còn làm tăng nguy cơ mắc chứng lo âu. Tuy nhiên, cũng không nên bổ sung sắt quá mức, vì nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy hấp thụ sắt quá mức cũng có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên bổ sung chất sắt từ nguồn thực phẩm càng nhiều càng tốt.

Sắt thường có nhiều trong các loại thịt nạc như thịt bò và thịt cừu, trứng, cá mòi, đậu nấu chín và đậu lăng, và các loại rau xanh xào nhẹ như rau bina và bông cải xanh. Tiêu thụ các nguồn rau củ quả giàu vitamin C (quả kiwi, trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt đỏ và xanh,...) cũng sẽ làm tăng sự hấp thụ sắt cho cơ thể.

7. Kẽm

Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng, được sử dụng trong hơn 200 phản ứng enzyme trong cơ thể, điều đó có nghĩa là bạn cần nó để hoạt động hàng ngày. Kẽm cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, chức năng miễn dịch, năng lượng cao, điều hòa trao đổi chất, sản xuất axit dạ dày và sức khỏe đường ruột , cũng như tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine. Nó cũng kích thích dây thần kinh phế vị, giúp xoa dịu những căng thẳng bên trong não bộ, từ đó giảm thiểu tối đa sự lo lắng.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, đôi lúc lại tức giận vô cơ dù chuyện cá nhân vẫn bình thường, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể đang bị thiếu hụt những loại vitamin và khoáng chất kể trên. Vì vậy, đừng ngại ngần bổ sung chúng ngay thông qua những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với những ai có ý định bổ sung bằng đường thuốc thì nên hỏi xin ý kiến từ bác sĩ trước, nhằm tránh nhiều hậu quả khôn lường sẽ xảy ra.

Xem thêm: Khuyến khích con ăn 6 loại siêu thực phẩm này để tốt cho sức khỏe

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo