Mùa đông là thời điểm lý tưởng để quây quần bên gia đình, bạn bè và cùng thưởng thức một bữa lẩu nóng hổi. Tuy nhiên, thói quen ăn uống không đúng cách - như 5 kiểu sau đây - có thể khiến món lẩu yêu thích trở thành mối nguy hại cho sức khỏe.
Không gì tuyệt vời hơn việc ngồi bên nồi lẩu nghi ngút khói trong những ngày lạnh giá. Hơi ấm từ nồi lẩu không chỉ sưởi ấm cơ thể mà còn mang lại cảm giác sum vầy, vui vẻ. Đặc biệt, lẩu là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ dàng kết hợp nhiều loại thực phẩm, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách ăn lẩu sao cho đúng. Nếu không cẩn thận, những thói quen ăn uống sai lầm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - chẳng hạn như với 5 kiểu ăn "tưởng vô hại" này đây.
Biết rằng để “đúng bài” và tăng thêm sự ngon miệng cho món lẩu thì không thể thiếu vắng bóng dáng của một cốc nước ngọt mát lạnh. Tuy nhiên, bạn có biết, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng sự kết hợp này không hề hoàn hảo.
Việc ăn lẩu nóng và uống ngay một hớp nước lạnh sau đó sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, làm tăng nguy cơ viêm họng nghiêm trọng và gây cản trở quá trình tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Nhiều người thích thêm nhiều ớt, sa tế hoặc muối để tăng độ đậm đà cho nước lẩu. Tuy nhiên, lượng gia vị quá nhiều không chỉ làm mất cân bằng hương vị mà còn gây hại cho dạ dày, gan và thận. Thay vào đó, hãy sử dụng lượng gia vị vừa phải và cân đối với các loại rau củ để tạo vị ngọt tự nhiên cho nồi lẩu.
Chúng ta thường chọn ăn lẩu để có thể ngồi được lâu, nhâm nhi và trò chuyện cùng bạn bè. Tuy nhiên, các bác sĩ đã chia sẻ rằng một bữa lẩu ngon và bổ khi được dùng trong vòng trên dưới một tiếng, khi này đồ ăn vẫn còn ngon, và giữ được các dưỡng chất.
Nếu một nồi lẩu kéo dài quá 2 tiếng, đồ ăn sẽ bị mất chất và không còn ngon như ban đầu (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, ăn lẩu quá lâu sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa của chúng ta. Thông thường bữa ăn hàng ngày chỉ kéo dài khoảng 30 phút, hệ tiêu hóa đã quen với nhịp sinh học đó. Nếu ngồi ăn lẩu kéo dài đến vài tiếng sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều, có thể gây quá tải, rối loạn tiêu hóa
Chúng ta - đặc biệt là đàn ông khi ăn lẩu sẽ có thói quen nhúng thịt cho chín tái và ăn ngay, vì nghĩ nếu ăn như vậy thịt sẽ ngon, ngọt và giữ được nhiều chất hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bạn ăn thịt chín tái, thậm chí là vẫn còn đỏ lại được xem là hành động “mở đường” cho các vi khuẩn và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, tấn công hệ tiêu hóa của chúng ta, gây ra tiêu chảy, nhiễm trùng hoặc các chứng bệnh nghiêm trọng khác.
Chính vì vậy, khi ăn lẩu, bạn phải ăn thực phẩm chín hẳn. Đối với thực phẩm như thịt đỏ thái mỏng, bạn cần nhúng trong nước lẩu hơn 1 phút, thực phẩm thái dày khác hay hải sản thì nên đun trong 5 phút rồi mới ăn. Và nồi lẩu cần sôi hẳn mới thêm đồ ăn vào vì lúc đấy sẽ chín nhanh mà thức ăn cũng dai, ngon hơn.
Ăn đồ tái, sống quá nhiều sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Tuy rằng được khuyên không nên ăn lẩu quá 2 tiếng đồng hồ, nhưng bạn cũng không cần ăn quá nhanh khi thức ăn vẫn còn nóng. Bạn có biết, một nồi lẩu khi đang sôi sẽ có nhiệt độ rất cao, có thể hơn 100 độ.
Việc húp vội nước lẩu nóng hoặc ăn ngay thực phẩm chín khi vừa vớt ra thì bạn sẽ gặp nguy cơ bỏng vòm họng, bỏng thực quản, viêm niêm mạc miệng, loét dạ dày và loét đường tiêu hóa, đôi khi có thể gây hoại tử nếu trường hợp nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nhai quá nhanh còn gây ra tình trạng mắc nghẹn, gây ra chứng ợ nóng, và tạo áp lực khiến dạ dày hoạt động vất vả hơn.
Bữa lẩu không chỉ là món ăn mà còn là khoảnh khắc kết nối yêu thương. Thay vì ăn uống một cách tùy tiện, hãy cẩn thận hơn trong cách chọn thực phẩm và chế biến. Chỉ cần tránh những kiểu ăn sai lầm trên, bạn đã có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị lẩu mà vẫn giữ được sức khỏe trong mùa đông này.
Xem thêm: Chỉ cần áp dụng 4 cách "lười biếng" sau, chị em sẽ ngày càng trẻ đẹp - khoẻ mạnh
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin