Hợp tác quảng cáo

Trẻ quay lại trường khiến tỷ lệ bệnh chốc tăng cao, mẹ cần đề phòng như thế nào

Việc tỷ lệ trẻ mắc bệnh chốc tăng cao mỗi khi quay trở lại trường đã trở thành một hiện tượng phổ biến và đáng báo động, khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vậy vì sao hiện tượng này lại xảy ra và phụ huynh cần làm gì để bảo vệ trẻ?

Theo các số liệu thống kê từ các bệnh viện nhi và phòng khám da liễu, tỷ lệ trẻ mắc bệnh chốc thường tăng mạnh vào đầu năm học, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài. Một nghiên cứu được thực hiện tại một số trường học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chốc ở trẻ em tăng lên gần 25% so với những thời điểm khác trong năm.

Điều này có liên quan mật thiết đến môi trường trường học, nơi trẻ thường tiếp xúc gần với nhau trong các hoạt động hàng ngày như chơi đùa, chia sẻ đồ dùng cá nhân, và thậm chí là chạm vào các bề mặt chung như bàn học, cầu thang, hoặc đồ chơi.

“Bệnh chốc là bệnh dễ lây, phụ huynh không nên chủ quan”

Bác sĩ nhắc nhở các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan với căn bệnh chốc này. Bệnh chốc được xem là một dạng nhiễm trùng nông ở trên da, do các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở lứa trẻ từ 2 - 5 tuổi, tùy thuộc vào từng trường hợp của trẻ, vi khuẩn gây bệnh chốc có thể xâm nhập lớp da ở mức độ nông hay sâu.

Bệnh có biểu hiện dễ đoán, chỉ cần phát hiện các bọng nước nông, nhanh hóa mủ, dễ dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng mật ong là có thể khẳng định nó là bệnh chốc.

Tre quay lai truong khien ty le benh choc tang cao, me can de phong nhu the nao

Vì có thể lây lan rất nhanh nên bệnh chốc còn thường gọi là bệnh “chốc lây” (Ảnh: Internet)

Bệnh chốc có thể phân biệt ở ba dạng khác nhau, có thể kể đến như: bệnh chốc không có bọng nước, bệnh chốc có bọng nước và chốc loét.

- Chốc không có bọng nước: hay còn gọi là chốc lở - là dạng nhiễm trùng nông ở thể nhẹ, phổ biến nhất trong ba dạng. Thường do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra. Biểu hiện là mụn nước, mụn mủ li ti nhưng dễ rỉ, vỡ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình.

- Chốc có bọng nước: xảy ra khi bệnh chốc lở ở trẻ em đã tiến triển nặng. Thường do tụ cầu gây ra. Trẻ bị chốc bọng nước trên cơ thể sẽ xuất hiện các bóng nước lớn như bị phỏng, bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.

- Chốc loét: dạng nặng nhất của bệnh chốc lở ở trẻ em, khi khuẩn liên cầu xâm nhập vào lớp sâu của da kết hợp với tụ cầu vàng sẽ dẫn đến tình trạng này. Biểu hiện cũng giống với bệnh chốc lở nhưng khi vỡ ra không khô tạo thành vỏ mà tiến triển thành loét. Vết loét hoại tử thường có lõm ở ngay giữa, khó lành và có để lại sẹo. Trẻ em có cơ địa suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị chốc loét.

Trẻ nhỏ có thể bị mắc bệnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, sáng nắng chiều mưa, kèm theo môi trường sống ẩm thấp, khu vực ở chật chội - vệ sinh kém, hoặc trẻ mắc đang mắc các dạng bệnh nhiễm trùng về da như ghẻ, herpes, viêm da cơ địa, côn trùng đốt, trầy xước da.

Tre quay lai truong khien ty le benh choc tang cao, me can de phong nhu the nao

Bên cạnh những dấu hiệu cụ thể như nổi bọng nước, đóng vảy khi mắc bệnh chốc. Trong quá trình mắc bệnh trẻ còn có thể bị sốt, mệt mỏi, nổi hạch (Ảnh: Internet)

Cha mẹ nên điều trị cũng như phòng bệnh cho trẻ như thế nào?

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ chốc lây lan sang vùng da khác của trẻ hoặc lây sang người khác bằng các biện pháp sau:

- Mặc quần áo dài hoặc sử dụng gạc không dính để che thương tổn.

- Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, sát trùng bằng các loại thuốc sát khuẩn được chỉ định bởi bác sĩ.

- Vẫn cho trẻ tắm gội hàng ngày, không kiêng thức ăn đặc biệt nào.

- Tránh chà xát, gãi bọng nước gây biến chứng.

- Nếu tổn thương nhiều, lan rộng, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ học để kiểm soát bệnh và tránh lây cho trẻ khác.

Đối với trẻ chưa mắc bệnh, chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần chú ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ bằng các biện pháp sau đây:

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan.

- Bảo vệ da không bị xây xát.

- Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chơi ở những chỗ sạch sẽ, ít bụi rậm để tránh côn trùng và không cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều đồ vật sắc nhọn

Tre quay lai truong khien ty le benh choc tang cao, me can de phong nhu the nao

Khi cho trẻ vui chơi bên ngoài, phụ huynh cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh (Ảnh: Internet)

- Giữ cho da trẻ sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch

Bệnh chốc có thể không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, dễ lây lan nên cha mẹ cần chú ý thật kỹ để phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là vào mùa hè như hiện tại.

Xem thêm: Dù rau có tốt đến mấy, bạn vẫn phải kiêng nếu đang ở trong 6 thời điểm này

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo