Trẻ sơ sinh thờ khò khè do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng một trong số những nguyên nhân thường gặp và cần phải thận trọng nhất là viêm phế quản, viêm phổi và hen suyễn.
Thở khò khè là như thế nào?
Các mẹ chú ý, khi áp sát tai vào gần miệng trẻ, nếu nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy, đó chính là biểu hiện của thở khò khè. Âm thanh khi bé thờ khò khè phát ra các mẹ có thể nghe ra từ rất xa.
Khoảng 30-40% trẻ bú mẹ đều có triệu chứng này, nhất là trong lúc bé ngủ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng liên quan đến bệnh lý.
Đôi khi các mẹ chủ quan cho rằng đó chỉ là triệu chứng của nghẹt mũi với khò khè. Cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè của các bé do tư thế nằm khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép.
Các bác sĩ kết luận rằng bé bị khò khè khi bị tắc nghẽn đường hô hấp (khí quản, phế quản, phế nang, tiểu phế quản, buồng phổi)
Ở lứa tuổi sơ sinh từ 2-3 tuổi, bé dễ gặp hiện tường ngày nhất, do phế quản lúc này còn quá nhỏ nên dễ bị co thắt, phù nề, hoặc bị viêm nhiễm và tiết dịch.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
- Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó chính là hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn rất hay thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè cũn thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.
- Trẻ em dưới 2 tuổi thương bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây ra tình trạng sơ sinh khò khè.
- Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn. Tình trạng mềm sụn thanh quản này thường xảy ra ở trẻ sinh non hoặc đang bị tổn thương nào đó ở đường hô hấp.
- Trong thời gian trẻ bị sốt và ho đi kèm với triệu chứng khó thở, phổ có tiếng rè rè bất thường, và đây chính là là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi.
- Nếu bé bị ho thường xuyên, khan tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm thì đấy là chứng viêm phế quản cấp tính.
- Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
- Đối với trẻ từ 4-5 tháng tuổi cũng có thể gặp tình trạng thở khò khè này do dị vật ở đường thở.
- Ngoài ra còn có các bệnh như viên amidan, bệnh xơ sợi bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ sơ inh thở khò khè.
Cách xử lý kịp thời
Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ phải theo dõi sức khỏe của bé một cách kĩ lưỡng nhất vì bé không thể cho chúng ta biết được bé đang cảm thấy như thế nào.
Nếu phát hiện những triệu chứng tương tự ở dưới đây và mẹ đã thay đổi tư thế nằm cho bé nhưng vẫn không cải thiện triệu chứng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị:
- Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái
- Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc
- Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần
- Trẻ có tiểu sử bị bệnh hen suyễn, khó thở đột ngột, tiếng thở khì khè cần được đi khám sớm
- Trẻ thở khò khè kèm theo nôn ói, sốt cao
- Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở ra.
Vì vậy, đối với những triệu chứng thở khò khè ở bé, các mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn, theo dõi nhiều hơn để có cách xử trí phù hợp.
Thanh Quế
The chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học