Hợp tác quảng cáo

Trị cơn đau ngày “đèn đỏ”

(SKGĐ) Đau bụng kinh khiến phụ nữ không thể làm việc và sinh hoạt như bình thường, có khi còn làm rạn nứt một mối quan hệ tốt đẹp.

Ăn đu đủ hết đau bụng kinh

Đau bụng kinh

Vì sao đến tháng là đau

“Chị ơi, em xin nghỉ, em đau bụng quá”, chị Hoa (Công ty dịch vụ truyền thông, tại Q3. Tp.HCM) với nét mặt xanh tái, thì thầm vào tai chị trưởng phòng. Nhìn mặt và dáng đi lấm lét thì mọi người cũng dễ hiểu Hoa đang bị cơn đau định kỳ hàng tháng. Vừa có dấu hiệu là chị uống thuốc giảm đau nhưng thuốc không kịp ngấm với tốc độ của cơn đau. Tháng nào, chị cũng mất ít nhất 2 ngày đau âm ỉ, đau lan ra sau lưng, lan xuống hai đùi, có khi quằn quại dữ dội. Kèm theo đau bụng kinh, chị còn bị nhức đầu, căng ngực, buồn nôn. Đôi khi chị nghĩ “như thế này thà chết đi còn hơn”.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, đau bụng kinh (thống kinh) là do khí huyết không lưu thông. Kinh nguyệt là do huyết hóa ra, mà huyết lại tùy vào khí để vận hành. Nên nếu khí huyết đầy đủ, khí thuận huyết hòa thì kinh đi thông, không có trở ngại, không bị đau khi đến chu kỳ kinh.

Còn y học hiện đại cho rằng cơn đau kinh nguyệt có hai loại: nguyên phát và thứ phát. Đau nguyên phát có liên quan đến phóng noãn, do cơ tử cung co bóp mạnh, nội mạc tử cung sản sinh ra nhiều prostaglandin. Prostaglandin thuộc nhóm các acid béo không bão hòa có hoạt tính sinh học kiểu hormone kích thích co cơ trơn tử cung và ruột non... Tử cung co thắt gây siết chặt mạch máu tử cung làm cho các tổ chức thiếu ôxy gây ra những cơn đau. Ngoài đau bụng, prostaglandin còn gây triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Đau thứ phát là do nguyên nhân bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, đặt vòng tránh thai, chít hẹp lỗ tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng, u hoặc u nang buồng trứng.

Trị bằng cách nào?

Quan điểm “tạo hóa sinh ra thế, dùng thuốc không lợi” khiến nhiều chị em âm thầm chịu đựng cơn đau và chỉ gặp bác sĩ khi đã ngất xỉu. Nhưng thực tế bác sĩ có thể kê toa thuốc an toàn, tránh ảnh hưởng sức khỏe mà lại giảm bớt cơn đau:

Sản phẩm chứa nội tiết tố nữ: Đứng đầu bảng là thuốc tránh thai kết hợp (có cả progesteron và estrogen) điều trị đau bụng kinh rất tốt. Thuốc có tác dụng làm giảm sự tổng hợp chế xuất prostaglandin, làm nội mạc tử cung kém phát triển giúp giảm cơn đau rõ rệt.

Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin: Đây là thuốc chống viêm giảm đau không steroid. Cơ chế tác dụng của các thuốc này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin nguồn gốc của sự co thắt tử cung gây đau. Lưu ý người bị đau dạ dày, tá tràng không dùng được thuốc này vì kích thích cơn đau tiêu hóa.

Các sản phẩm giảm co thắt, giãn cơ trơn: Những sản phẩm này có chứa hoạt chất tác dụng giảm các cơn co thắt nên sẽ chống được cơn co thăt của cơ tử cung làm giảm đau.

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc trên, chị em có thể bổ sung thêm calci, vitamin D2, D3, vitamin C để giảm kích thích.

Ths.BS. Nguyễn Bạch Đằng

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo