Tụt huyết áp hay hạ huyết áp là tình trạng áp lực động mạch toàn thân đột ngột thấp hơn bình thường (dưới 90/60mmhg). Bệnh nhân bị tụt huyết áp dễ mắc các triệu chứng như nghe kém, nhìn mờ, nói lắp, chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của tụt huyết áp và cách phòng tránh.
Nếu bạn bỗng nhiên nhận thấy những dấu hiệu sau đây, hãy cảnh giác với tình trạng tụt huyết áp.
Đặc biệt vào buổi sáng, bệnh nhân tụt huyết áp thường cảm thấy lờ đờ, chân tay yếu ớt. Tình trạng này có thể cải thiện sau khi chợp mắt hoặc nghỉ ngơi nhưng về chiều hoặc tối sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không có sức.
Bệnh nhân bị tụt huyết áp dễ mắc các triệu chứng như nghe kém, nhìn mờ, nói lắp, chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường. |
Đau đầu phổ biến hơn ở bệnh nhân tụt huyết áp và có xu hướng rõ ràng hơn sau khi hoạt động trí óc hoặc thể chất cường độ cao. Các cơn nhức đầu khác nhau về tính chất và mức độ, chủ yếu biểu hiện bằng cơn đau âm ỉ ở vùng thái dương hoặc vùng chẩm, nhưng cũng có thể đau nhói dữ dội hoặc đau tê.
Các cơn chóng mặt khác nhau về mức độ nghiêm trọng, từ mắt xuất hiện đốm đen và chóng mặt trong trường hợp nhẹ đến mất ý thức hoặc thậm chí ngất xỉu và ngã xuống đất trong trường hợp nặng.
Các biểu hiện chính là thiếu hụt adrenaline và norepinephrine.
Nó có thể được biểu hiện như hôn mê, mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ,… Rối loạn chức năng tự chủ có biểu hiện như vã mồ hôi, da xanh xao hoặc tím tái nhẹ, toàn thân nóng lạnh, cảm giác như kiến bò, tê tay chân,…
Huyết áp luôn được cơ thể giữ ổn định bằng nhiều cơ chế khác nhau, giúp máu được tim bơm đều đặn đến các cơ quan. Vì một lý do nào đó mà tình trạng tụt huyết áp xảy ra.
Để ngăn ngừa tụt huyết áp, bạn nên thực hiện một số cách sau:
1. Nâng cao đầu vào ban đêm để giảm các triệu chứng của tụt huyết áp.
2. Buổi sáng ngủ dậy nên thay đổi tư thế từ từ để tránh tụt huyết áp đột ngột. Không nên đứng dậy đột ngột mà xoay người đứng dậy từ từ, không gập duỗi chân tay quá mạnh hoặc quá nhanh, chẳng hạn như nâng, nhấc vật nặng hoặc đứng lên chậm rãi sau khi đại tiện.
3. Nhiệt độ nước tắm không được quá nóng hoặc quá lạnh, vì nhiệt có thể làm giãn mạch và giảm huyết áp, trong khi lạnh kích thích mạch máu và làm tăng huyết áp. Tắm thường xuyên để tăng tốc độ lưu thông máu, hoặc luân phiên rửa chân bằng nước lạnh và ấm.
Huyết áp luôn được cơ thể giữ ổn định bằng nhiều cơ chế khác nhau, giúp máu được tim bơm đều đặn đến các cơ quan. |
4. Đối với người cao tuổi bị suy giãn mạch máu chi dưới, đặc biệt nên đi tất co giãn, quần bó sát để tăng cường sự phục hồi của tĩnh mạch. Người gầy nên uống nhiều nước mỗi ngày để tăng lượng máu.
5. Không đứng quá lâu trong môi trường nóng hoặc thiếu oxy để giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Tụt huyết áp làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não. Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kịp thời nhận biết các dấu hiệu là rất quan trọng để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Xem thêm: Huyết áp bình thường nhưng hay chóng mặt, liệu sức khỏe đang gặp vấn đề gì?
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin