Hợp tác quảng cáo

Tỷ lệ mắc ung thư gia tăng ở người dưới 50 tuổi đang gia tăng trên toàn cầu

Theo một báo cáo mới được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ công bố, bệnh nhân ung thư “ngày càng chuyển từ người già sang người trung niên”. Báo cáo cho thấy , trong số những người từ 65 tuổi trở lên, người lớn từ 50 đến 64 và những người dưới 50 tuổi, thì “những người dưới 50 tuổi là nhóm duy nhất trong ba nhóm tuổi này có tỷ lệ mắc ung thư tổng thể gia tăng” từ năm 1995 đến năm 2020.


Tiến sĩ William Dahut, giám đốc khoa học của Hiệp Hội Ung thư Hoa kỳ chia sẻ: “chúng tôi đang chứng kiến sự chuyển dịch chẩn đoán ung thư sang những người trẻ tuổi hơn, mặc dù thực tế là có nhiều người thuộc nhóm dân số lớn tuổi hơn”. 


Như trường hợp của bệnh nhân Josh Herting, 34 tuổi, được chẩn đoán ung thư ruột kết sau khi đi nội soi do có máu trong phân. Anh chia sẻ mình là người sống lành mạnh, tập thể dục từ 5 đến 6 ngày một tuần, rất ít mỡ trong cơ thể, ăn uống điều độ và bố anh cũng mắc căn bệnh này ở độ tuổi 50 tuổi.  


Khoảng một tuần rưỡi sau khi được chẩn đoán, Herting đã phải phẫu thuật để cắt bỏ khối u và một phần ruột già. Sau khi sinh thiết, các bác sĩ tại Viện Ung thư Dana-Farber kết luận rằng căn bệnh ung thư đã tồn tại trong cơ thể anh khoảng 8 năm và ở giai đoạn III A. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư ruột kết giai đoạn III có khả năng đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chúng vẫn chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Sau đó, Herting được hóa trị và sau 5 năm theo dõi quá trình hồi phục, nhóm của bác sĩ điều điều trị đã hoàn toàn chữa được căn bệnh này cho anh.


Josh Herting hiện tại đang 44 tuổi, đã kết hôn và có hai con nhỏ. Khi Herting nói về hành trình ung thư của mình, anh hy vọng việc sàng lọc ung thư sẽ ít xâm lấn hơn khi các con anh lớn lên. Anh ấy cho biết vẫn còn hơi mệt mỏi và tê ở đầu ngón tay và ngón chân do hóa trị, và anh ấy phải nội soi ba năm một lần để đảm bảo rằng bệnh ung thư không tái phát. Anh chia sẻ rằng “Tôi đã trải qua rất nhiều đợt nội soi đau đớn và ung thư ruột kết và hóa trị còn tệ hơn gấp triệu lần. Mặc dù nội soi là chủ đề nhạy cảm với nhiều người nhưng tôi có thể khẳng định rằng nó rất quan trọng với sức khỏe của bạn”.

Ty le mac ung thu gia tang o nguoi  duoi 50 tuoi dang gia tang tren toan cau


Báo cáo mới cho biết, hiện này, ung thư đại trực tràng đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nam giới và là nguyên nhân đứng thứ hai ở phụ nữ, sau ung thư vú ở những người dưới 50 tuổi. Vào cuối những năm 1990, nó xếp ở hàng thứ tư ở cả nam và nữ. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại trực tràng bao gồm thay đổi thói quen đại tiện, chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân, chuột rút hoặc đau bụng, suy nhược và mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do.


Một báo cáo do Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ công bố năm ngoái cho thấy tỷ lệ ca mắc ung thư đại trực tràng ở người trưởng thành dưới 55 tuổi đã tăng từ 11% năm 1995 lên 20% vào năm 2019. Tuy nhiên, các yếu tố thúc đẩy sự gia tăng đó vẫn còn là một bí ẩn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng là tiền sử gia đình mắc bệnh, có đột biến gen nhất định, uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá hoặc béo phì.

Bác sĩ Dahut chia sẻ đại trực tràng là căn bệnh phổ biến nhất, nhưng bên cạnh đó, ung thư tuyến tụy và ung thư dạ dày cũng có xu hướng trẻ hóa. Theo báo cáo mới của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc một số loại ung thư - bao gồm vú, tuyến tiền liệt, tử cung, tuyến tụy, hầu họng, gan ở phụ nữ, thận, khối u ác tính, đại trực tràng và cổ tử cung ở người trẻ tuổi - vẫn gia tăng. 

Ty le mac ung thu gia tang o nguoi  duoi 50 tuoi dang gia tang tren toan cau


Báo cáo mới cho biết tỷ lệ mắc bệnh tăng từ năm 2015 đến năm 2019 khoảng 1% mỗi năm đối với ung thư vú, tuyến tụy và tử cung và lên tới 3% mỗi năm đối với tuyến tiền liệt, gan ở phụ nữ, thận và ung thư miệng liên quan đến HPV và khối u ác tính. Tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng lên tới 2% mỗi năm đối với bệnh ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 30 đến 44 và ung thư đại trực tràng ở người lớn dưới 55 tuổi.

Chúng ta cần ngăn chặn và đảo ngược xu hướng này bằng cách tăng cường sàng lọc, bao gồm nhận thức về xét nghiệm phân không xâm lấn và chăm sóc theo dõi, ở những người từ 45-49 tuổi. Có tới 1/3 số người được chẩn đoán trước 50 tuổi có tiền sử gia đình hoặc khuynh hướng di truyền và nên bắt đầu sàng lọc trước 45 tuổi. 

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Những người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm có thể trở lại khỏe mạnh khi có tiền sử tập thể dục và ăn uống lành mạnh”. Vậy nên hãy thực hiện ăn uống theo chế độ, có thói quen vận động phù hợp kết hợp với lối sống lành mạnh để nó làm nền tảng cũng như liều thuốc giúp cơ thể bạn phục hồi trước các mầm bệnh khác nhau nhé!


Thu Trang

Theo Người đưa tin

Xem thêm: Check ngay xem mình có đang mắc phải 5 lầm tưởng sau đây về ung thư cổ tử cung không các nàng nhé!



Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo