Ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay, xảy ra tại bàng quang - một cơ quan của đường tiết niệu. Bệnh có thể xảy ra ở hai giới, nhưng nam giới vẫn là đối tượng dễ mắc phải nhất. Bệnh được đánh giá là nguy hiểm, tiên lượng xấu nếu không được chữa trị kịp thời.
Ung thư bàng quang khoir phát khi các tế bào trong bàng quang phát triển không kiểm soát được. Bàng quang là một túi rỗng nằm ở phần dưới của bụng và chứa nước tiểu. Khi chúng ta đi tiểu, các cơ bàng quang co lại, đẩy nước tiểu ra ngoài qua một cái ống - còn gọi là niệu đạo.
Thường thì ung thư bàng quang sẽ hiếm gặp hơn so với các loại ung thư khác, dẫu vậy, nhiều thống kê cho thấy bệnh đang có tỷ lệ gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây được xem là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở nam giới.
Ung thư biểu mô tiết niệu hoặc ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC) là loại ung thư bàng quang phổ biến nhất. Nó bắt đầu trong các tế bào tiết niệu nằm bên trong bàng quang. Nếu không được điều trị, các tế bào ung thư có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn (Ảnh: Internet)
Các nhà khoa học vẫn đang khám phá nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư bàng quang. Tuy nhiên, họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ nhất định và bắt đầu hiểu chúng dẫn đến sự phát triển của bệnh như thế nào.
Những thay đổi trong DNA, được gọi là đột biến gen, có thể phá vỡ hoạt động bình thường của các tế bào bàng quang, khiến chúng phát triển bất thường và không kiểm soát được. Theo thời gian, những thay đổi này có thể dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết nên nhiều người thường chủ quan xem thường. Tuy nhiên, nếu đã thấy xuất hiện 5 dấu hiệu đặc thù sau đây (cảnh báo bệnh có dấu hiệu trở nặng) thì mọi người cần phải thăm khám ngay lập tức.
Đây được xem là triệu chứng thường gặp nhất, cảnh báo căn bệnh ung thư bàng quang. Thường khi dấu hiệu này xảy ra sẽ có kèm theo các đặc điểm khác như:: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau,... Đi tiểu lẫn máu ngay từ lúc đầu thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu ở khúc gần cuối thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu từ đầu đến cuối thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới mà không tìm được nguyên nhân khác, phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu (Ảnh: Internet)
Tiểu khó, tiểu buốt do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu. Khi có những dấu hiệu này bạn nên nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ.
Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.
Đây là những dấu hiệu của khối u đã di căn đến gan. Khi những khối u ở gan lớn, chèn ép vào các bộ phận khác khiến bệnh nhân đau đớn, bụng chướng to và cứng, da nổi mẩn, vàng da, vàng mắt.
Hầu hết những bệnh nhân mắc ung thư đều cảm thấy không còn hứng thú ăn uống, sụt cân và suy yếu nhanh chóng. Nếu ung thư đã phát triển hoặc lây lan, các khối u sẽ rút cạn các chất dinh dưỡng trong cơ thể, điều này khiến bạn bị sụt cân nghiêm trọng, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.
Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng này nhưng nếu thấy biểu hiện này kéo dài, nhất định không được bỏ qua.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện xâm lấn vào các cơ quan lân cận. và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như: đau vùng sườn, bụng và xương chậu. Bệnh nhân có thể thấy đau ở xương nếu ung thư đã di căn tới xương. Nếu bạn có những cơn đau ở vùng trên, hãy đi khám bác sĩ, đặc biệt khi kèm theo đó là nhiễm trùng đường nước tiểu hoặc nước tiểu có máu.
Ung thư bàng quang, mặc dù tương đối hiếm gặp, nhưng lại là một mối lo ngại đáng kể, đặc biệt đối với nam giới. Hiểu được các yếu tố nguy cơ và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn có thể chủ động quản lý sức khỏe và tinh thần của mình nếu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang. Đừng ngần ngại thảo luận về những lo lắng, chia sẻ tiền sử gia đình của bạn và giải quyết mọi yếu tố rủi ro với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Hãy cẩn thận với 3 biến chứng nguy hiểm do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin