Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường hay bị nôn ói mỗi khi ăn, hoặc khi ngửi thấy mùi đồ ăn, trong y khoa, người ta thường gọi tên tình trạng này là ốm nghén. Nhưng có bao giờ mẹ thắc mắc rằng, nguyên nhân nào gây nên ốm nghén chứ?
Ốm nghén có lẽ là một trong những khía cạnh khó giải thích nhất của thai kỳ mặc dù thực tế là khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này ở một mức độ nào đó . Mặc dù mức độ buồn nôn và nôn khi ốm nghén có thể khác nhau, nhưng có tới 3% phụ nữ mang thai bị nôn mửa nghiêm trọng, được gọi là chứng nôn nghén nặng.
Mặc dù không ai biết chắc chắn nguyên nhân gây ra ốm nghén, nhưng một nghiên cứu năm 2018 đã tìm thấy mối liên hệ giữa yếu tố biệt hóa gồm tăng trưởng hormone 15 (GDF15) và buồn nôn - nôn khi mang thai. GDF15 hoạt động trên phần thân não, có vai trò kiểm soát tình trạng nôn mửa và việc sản xuất quá mức của nó có liên quan đến cảm giác buồn nôn.
Trong một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 13 tháng 12 trên tạp chí Nature, một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia đã tiết lộ rằng sự nhạy cảm của một cá nhân với GDF15 - một loại hormone do thai nhi sản xuất - có thể quyết định liệu họ có bị ốm nghén khi mang thai hay không.
Để nghiên cứu vai trò của GDF15 đối với chứng buồn nôn, nôn và chứng nôn nghén liên quan đến thai kỳ, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích xét nghiệm di truyền và máu trên phụ nữ mang thai có và không có HG.
Nhóm nghiên cứu đã phát triển một phương pháp dựa trên khối phổ để đo lượng GDF15 lưu thông trong máu người mẹ đến từ thai nhi. Và họ đã phát hiện ra rằng, hầu hết GDF15 lưu hành trong thai kỳ đều đến từ phôi đang phát triển. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng những người có mức GDF15 thấp tự nhiên có thể nhạy cảm hơn với mức độ hormone thai nhi tăng lên trong thai kỳ và do đó, có thể dễ bị ốm nghén hơn những người có mức hormone cao tự nhiên.
Mặc dù tỷ lệ ốm nghén cao ở những người mang thai nhưng vẫn có rất ít phương pháp điều trị có thể giúp dập tắt các triệu chứng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc kết hợp doxylamine-pyridoxine (thuốc giảm triệu chứng nôn nghén trong thai kỳ) và châm cứu có thể giúp ích (Ảnh: Internet)
Stress, mệt mỏi, căng thẳng tinh thần hoặc thiếu ngủ chính là yếu tố tác động khiến triệu chứng nghén bầu trở nên trầm trọng hơn. Vì thế để giảm tình trạng này cũng như giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất, mẹ bầu hãy cố gắng gác lại công việc, nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.
Nghỉ ngơi đầy đủ là một trong những cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén tự nhiên (Ảnh: Internet)
Ốm nghén, đặc biệt nôn ói nhiều khiến cơ thể mẹ mất nhiều nước, dẫn tới mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, chóng mặt. Vì thế hãy bổ sung nhiều nước, uống thường xuyên với từng ngụm nhỏ để ngừa nôn mà vẫn tốt cho cơ thể nhé.
Nếu nôn nghén khiến bạn khó ăn uống, hãy thử uống nước giữa các bữa ăn nhé, tình trạng này có thể được cải thiện (Ảnh: Internet)
Thay vì chỉ ăn 3 bữa ăn chính với lượng thức ăn lớn khiến thai phụ dễ nôn nghén hơn, mẹ hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trải đều trong ngày. Hạn chế để dạ dày trống để đường huyết không xuống quá thấp, bổ sung đa dạng đầy đủ dinh dưỡng như: chất xơ, chất đạm, vitamin, chất béo,…
Các loại thực phẩm như bánh mì nướng, bánh quy giòn tốt cho mẹ bầu hơn các loại bánh ngọt, đồ ăn cay hay béo. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, thịt, các loại hạt, chế phẩm từ sữa,… mẹ nhé.
Mùi thức ăn chính là tác nhân chính khiến mẹ bị nghén bầu nặng hơn như: đồ chiên rán, đồ xào nhiều dầu mỡ, thức ăn đậm gia vị, thực phẩm cay, đồ uống quá lạnh,… Vì thế hãy tránh xa chúng, thay vào đó là những thực phẩm thanh nhẹ, mùi hương dễ chịu mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng nhé.
Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin