Hợp tác quảng cáo

Tỷ lệ trẻ em béo phì gia tăng sau giai đoạn đại dịch, các bậc phụ huynh cần lưu ý

4:00 PM | 30/10/2021 -
Giảm béo

Trong năm 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát khiến chúng ta buộc phải tuân thủ giãn cách xã hội theo chỉ thị của Chính phủ, và dường như chính điều này được xem là tác nhân gây ra tình trạng gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em hiện nay.

Tình trạng đáng báo động từ những con số thống kê

Tối 25/9, trong buổi phát động Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam với chủ đề “Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI - Đồng hành dinh dưỡng cùng con trong mùa dịch” - được tổ chức bởi Bộ Y tế - đã đưa ra những thông tin về tỷ lệ béo phì ở trẻ em trong giai đoạn đại dịch, và cho biết số liệu nhận được tăng nhanh ở mức đáng báo động trong hơn 10 năm qua, xảy ra phần lớn tại các khu vực trung tâm, thành thị.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong báo cáo Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020, tỷ lệ trẻ em béo phì tăng nhanh gấp 2,2 lần, từ 8.5% (năm 2010) lên thành 19% (gần cuối năm 2020).

Bộ Y tế chia sẻ, trong năm 2020 tính riêng, tỷ lệ béo phì tại các khu vực trung tâm, thành thị chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Điều này có nghĩa cứ 10 trẻ thì sẽ có 4 em bị thừa cân, béo phì.

Ty le tre em beo phi gia tang sau giai doan dai dich, cac bac phu huynh can luu y

Tỷ lệ trẻ em thành thị mặc bệnh béo phì trong năm 2020 được xếp cao nhất hơn, vượt qua khu vực nông thôn và miền núi, chạm ngưỡng 26,8% (Ảnh: Internet)

Vấn đề cần bàn tới là đến hơn 53% phụ huynh không có nhận thức hoặc không quan tâm con mình đang bị béo phì dù cho họ tự biết rằng béo phì là không tốt. Việc chủ quan không kiểm soát chế độ ăn uống và thụ động trong chuyện kiểm tra cân nặng cho con theo định kỳ là những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh béo phì của trẻ phát triển nặng. Biến chứng có thể nhận thức được của bệnh béo phì đó là khiến các con bị đau nhức cơ thể, chân tay hay xương khớp cũng như giới hạn chiều cao, nếu cha mẹ có đưa con đi khám thì mới biết được con mình bị đang bị thừa cân, béo phì theo ghi nhận từ bác sĩ.

Xuất phát điểm từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Hoàn toàn có thể nói rằng, tác nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ em đến từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh của các trẻ cũng như sự chủ quan, thụ động trong việc rèn nắn ý thức cho các con ở cha mẹ. Thói quen không lành mạnh bao gồm :

Trong thói quen ăn uống:

-          Các con ăn uống không có sự kiểm soát, không có chế độ dinh dưỡng hợp lý và chỉ tập trung ăn những đồ ăn vặt nhiều đường, thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

-          Không có giờ giấc ăn phù hợp sẽ khiến cơ thể dễ đói vào mọi lúc và các con sẽ ăn bất cứ khi nào các con muốn

-          Ngoài việc phụ huynh không quan tâm con béo phì, sẽ có những trường hợp cha mẹ thấy trẻ tăng cân quá mức lại bắt trẻ nhịn ăn, hoặc cắt giảm lượng thức ăn một cách đột ngột cũng gây hại đến thể trạng của trẻ. Theo các chuyên gia y tế, điều này sẽ làm xáo trộn nhịp sinh hoạt của các con, càng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và kém phát triển về chiều cao.

Trong thói quen sinh hoạt

-          Các con lười vận động, không có thói quen tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, điều này lâu dần gây ra tình trạng dư thừa mỡ thừa trong cơ thể dẫn tới tăng cân, béo phì đồng thời sinh ra trạng thái ù lì và thể trạng yếu ở trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch này.

-          Các con không được rèn luyện thói quen ngủ sớm, thường thức khuya ngủ muộn và sử dụng các thiết bị công nghệ liên tục, kéo dài. Ánh sáng xanh từ các thiết bị sẽ ngăn não tiết ra melatonin - hormone có ảnh hưởng đến nhịp sinh học, khiến các con mất ngủ, ngủ muộn, tăng cao nguy cơ tiểu đường.

Ty le tre em beo phi gia tang sau giai doan dai dich, cac bac phu huynh can luu y

Thức khuya - ngủ trễ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì ở trẻ em (Ảnh: Internet)

Béo phì để lại những biến chứng nghiêm trọng gì và cần nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng béo phì ở trẻ?

Có sự thật rằng, nếu giai đoạn hiện tại các trẻ được ghi nhận là thừa cân - béo phì, và không có sự thay đổi hay điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ khi trưởng thành như sau:

-          Tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hoặc các bệnh lý tim mạch khi trưởng thành.

-          Tăng nguy cơ mắc bệnh gout

-          Ảnh hưởng đến hệ nội tiết: mắc tình trạng kháng - cường insulin không tự chủ, tiểu đường loại 2, rối loạn mỡ máu,...

-          Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật,…

-          Trẻ dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức liên miên.

-          Dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ và giảm thông khí.

-          Ảnh hưởng tâm lý, thiếu tự tin hoặc dễ trầm cảm do tự ti về ngoại hình.

-          Trong giai đoạn đại dịch, những biến chứng của bệnh Covid-19 có thể bị diễn tiến nghiêm trọng, người mắc phải thở máy và quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn nếu họ có bệnh nền là béo phì hoặc tiểu đường.

Do đó, để chủ động ngăn ngừa bệnh béo phì ở trẻ, các bậc cha mẹ nên chú ý và cân nhắc 4 biện pháp sau:

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ: Cha mẹ nên tính toán định lượng các dưỡng chất có trong khẩu phần ăn mỗi bữa của các con là vừa đủ, ngoài ra chỉ nên ăn vừa đủ đạm và chất béo, tăng cường nhiều rau xanh và chất xơ. Từ bỏ thói quen “nuôi con bằng mắt” - tức phải tròn trịa, mập mạp mới đạt chuẩn. Không cắt bỏ hết các bữa ăn của trẻ vì đang trong giai đoạn phát triển, cha mẹ nên đảm bảo đủ 3 chính - 2 phụ cho các con vì nếu như đói các con sẽ có xu hướng đi tìm đồ ngọt. Mặt khác, ngay từ nhỏ cha mẹ không nên bắt trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị quen với việc nạp khối lượng lớn thức ăn, hãy để trẻ quyết định khi nào đã no và dừng ăn, lúc đó các con sẽ có thói quen kiểm soát lượng thức ăn vừa đủ với mình. 

- Động viên các con tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất: Hãy khuyến khích các con chủ động tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, bởi vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch một cách tự nhiên nhất. Nó còn giúp trẻ phát triển chiều cao, duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng và lứa tuổi, giảm tối đa nguy cơ gây bệnh thừa cân, béo phì và các bệnh lý tim mạch, ung thư về sau. Ngoài ra, hoạt động thể lực hỗ trợ trẻ ăn ngon, ngủ sâu, tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và cải thiện các vấn đề tinh thần như căng thẳng, trầm cảm, lo âu.

Ty le tre em beo phi gia tang sau giai doan dai dich, cac bac phu huynh can luu y

Nên khuyến khích các con tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất để vừa nâng cao sức khoẻ, vừa hạn chế tình trạng béo phì (Ảnh: Shutterstock)

- Theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định kỳ: Các bậc cha mẹ nên ghi nhớ lịch theo dõi sức khoẻ của con trẻ, thường là từ 3 - 6 tháng / lần, biện pháp này giúp phụ huynh có thể bắt kịp sự phát triển thể chất của trẻ một cách chính xác nhất, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và hoạt động rèn luyện thể chất sao cho phù hợp.

- Xét nghiệm gene để xác định nguy cơ béo phì: Gene là yếu tố di truyền bẩm sinh và dường như không thay đổi xuyên suốt cuộc đời mỗi người, đồng thời hoàn toàn quyết định tỷ lệ mắc bệnh béo phì là cao hay thấp. Do đó, nếu phát hiện con mình có xu hướng thừa cân cũng như cha mẹ có điều kiện,nên đưa các con đi xét nghiệm để kiểm tra con có nguy cơ mắc bệnh béo phì di truyền hay không, nếu có thì nên xây dựng chế độ tập luyện và ăn uống nghiêm ngặt hơn để hạn chế mọi yếu tố có thể dẫn tới bệnh béo phì ở trẻ.

Bệnh béo phì gây hại rất nhiều đến sức khoẻ, tinh thần cũng như đời sống của người bệnh, đặc biệt là ở trẻ em. Tỷ lệ gia tăng như hiện nay một phần là do động thái chủ quan từ cha mẹ, do đó, các bậc phụ huynh cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống và rèn luyện của trẻ nhằm phòng tránh tình trạng béo phì. Mong rằng bài viết này có thể cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích nhất

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dịch vụ

Đăng nhập

Đăng ký