Hợp tác quảng cáo

“Yêu” trong đớn đau

10:53 AM | 16/07/2015 -

Tin liên quan

(SKGĐ) Trước và sau khoảnh khắc thăng hoa, có tới 15% các nàng và 5% các chàng bị đau vào một thời điểm nào đó. Bạn có tin được không?

Đúng là rất khó tin vì con số này không phải là nhỏ nhưng phải khẳng định với bạn đọc đó hoàn toàn là sự thật. Đây là kết quả từ một cuộc điều tra của các chuyên gia sức khỏe tình dục.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hoảng vì đau bất thường

Anh Thành (Tp.HCM) lấy vợ đã gần chục năm nay. Hai vợ chồng có đời sống tình dục rất hòa hợp, điều này góp phần làm anh chị lúc nào cũng rạng ngời hạnh phúc. Anh vừa được công ty cử đi công tác cả tháng trời ở Trung Quốc để tìm kiếm đối tác giao dịch. Chưa bao giờ anh chị xa nhau lâu đến thế.

Bởi vậy, ngày anh Thành về, hai vợ chồng đều trong tâm trạng hồi hộp, khao khát mãnh liệt. Bao cảm xúc nhớ thương trào dâng, anh chị ngất ngây như lần đầu mới yêu. Nhưng lạ thay khi chuẩn bị "leo lên đến đỉnh”, anh Thành thấy đau nhói ở khu vực sau đầu. Cơn đau đến nhanh nên anh không “cố” thêm được mà phải vội vàng buông vợ ra. Nghĩ do vừa đi xa về còn mệt, hai vợ chồng thỏa thuận để đến lúc lấy lại sức thì sẽ “bù”. Nhưng mấy hôm sau, mọi chuyện vẫn tiếp diễn như thế. Chỉ khác là anh không đau đầu nữa mà chuyển sang đau bụng và “chỗ ấy” dữ dội.

Trong thực tế, không chỉ có cánh mày râu phải hứng chịu cảm giác này mà một số phụ nữ cũng cùng cảnh ngộ, nhưng thường gặp nhất là đau xung quanh vùng bụng và nơi “vùng kín”. Chị Thu Hiền, 30 tuổi, giáo viên (khu Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) thỉnh thoảng bị đau vùng bụng dưới khi “gần gũi” với chồng. Ác nhất là cứ khi chuẩn bị đạt được cực khoái là chị lại có cảm giác đau quặn, càng hứng bao nhiêu thì càng đau bấy nhiêu, thậm chí có lần đau quá chị không thể tiếp tục được nữa. Nhiều lần như vậy chị Hiền không thấy cảm hứng nhiều như trước đây bởi luôn bị ám ảnh những lần đau đớn.

Đi tìm nguyên nhân đau khi "yêu"

Trao đổi với Giáo sư Đỗ Trọng Hiếu, Trung tâm Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng chúng tôi được ông giải thích rằng: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau trong khi sinh hoạt tình dục. Các chị khoan hãy vội kết tội chồng đi lăng nhăng ở bên ngoài rồi mang bệnh về nhà nên mới bị đau và các anh cũng đừng băn khoăn lo ngại “chỗ đó” của vợ mình không bình thường. Bởi, bên cạnh yếu tố bệnh lý thì rất nhiều nhân tố khác như: sự mệt mỏi, căng thẳng, vừa trải qua một cú sốc, không tự tin với đối tác… đều có thể dẫn đến cơn đau.

Đối với cả hai giới nếu cơn đau không phải bệnh lý sẽ hết sau khi nghỉ ngơi, có khi bệnh nhân cần sử dụng biện pháp tạm thời là dùng thuốc giảm đau. Nếu đau kéo dài hay kèm theo chóng mặt, buồn nôn, thậm chí mất kiểm soát thì phải đi khám ngay lập tức.

Trong trường hợp cần thiết, nên gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý và tình dục để được hỗ trợ kịp thời.

Từ phía Eva

Một trong những nguyên nhân hay gặp là viêm nhiễm tại chỗ của bộ máy sinh dục như: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và các hệ thống dây chằng tử cung. Đau có thể do thương tật ở bộ phận sinh dục sau khi bị ngã, tai nạn giao thông; hoặc do sẹo ở tầng sinh môn, âm đạo (do sinh nở), cổ tử cung bị rách khi đẻ phải khâu, về sau những sẹo đó bị xơ cứng chít hẹp lại...

Ngoài ra, phụ nữ hay bị đau bụng khi “yêu”, nguyên nhân đau có thể là: do phản ứng cơ học, bị lạnh (trong lúc “vùng nhạy cảm” đang được máu dồn về nhiều nếu nhiễm lạnh đột ngột sẽ dễ gây đau), "yêu" sai tư thế, tiếp xúc quá sâu.

Ở cơ thể nữ giới, niệu đạo, bàng quang nằm ngay sát âm đạo. Khi có "yêu", không chỉ bộ phận sinh dục mà cả vùng xung quanh cũng bị kích thích, làm xuất hiện các cơn giật, co thắt cơ. Tuỳ theo mức độ kích thích và thể trạng của từng người mà sinh ra cảm nhận khác nhau. Những cơn đau có thể sẽ xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm. Nguyên nhân thường gặp khác là người phụ nữ không bài tiết được dịch nhờn ở âm đạo. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi người phụ nữ ấy không có hưng phấn tình dục.

Nhưng đối với phụ nữ yêu chồng và rất nỗ lực cải thiện đời sống phòng the thì hiện tượng đau khi “yêu” chỉ có thể lý giải là do họ đang bị mắc chứng bệnh co thắt âm đạo. Đây là trạng thái co thắt mạch và không chủ ý của các cơ khu vực "em bé". Ngoài việc gây khó khăn khi vợ chồng gần gũi, chứng bệnh này còn có thể gây khó khăn và đau đớn khi đưa bất cứ vật gì vào như: Ngón tay, que bông hoặc dụng cụ khám phụ khoa do chúng làm cho lỗ ngoài của âm đạo co chặt lại.

Từ phía Adam

Các chàng có thể bị đau khi đang cương cứng hoặc lúc xuất tinh. Những vết thương bị nhiễm trùng hay tình trạng kích thích gây căng thẳng cũng làm đau “cậu nhỏ”.

Ngoài ra, một số viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh truyền nhiễm qua hoạt động tình dục và sự mệt mỏi, kiệt sức cũng là nguyên nhân khiến “cậu nhỏ” dễ bị tổn thương.

Nếu da bao quy đầu của chàng hơi “chật” và bị sưng tấy, cảm giác đau là không tránh khỏi khi “cậu nhỏ” trở về trạng thái bình thường.

Nam giới cũng thường phải đối diện với hiện tượng đau đầu khi quan hệ tình dục. Đó là do các mạch máu giãn nở ra khi đến cao trào, áp lực máu lên não cũng nhiều hơn, các cơ vùng cổ cũng bị kích thích co bóp mạnh gây cảm giác đau sau đầu kéo xuống cổ, vùng sau gáy.

Làm gì khi bị đau?

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau đớn khi “yêu” hoặc không thể ân ái vì các cơn đau, cần phải có một cuộc kiểm tra toàn diện để xác định rõ nguyên nhân. Điều trị nên tập trung vào sinh lý và mối quan hệ tình cảm.

Quá trình điều trị có thể bao gồm cả việc sử dụng dầu bôi trơn hoặc hormone để cải thiện độ ẩm vùng âm đạo (cho nữ) và uống kháng sinh, phẫu thuật (cho nam). Có thể sử dụng cả vật lý trị liệu làm thư giãn các cơ sàn khung xương chậu và cải thiện tính linh hoạt của “cô bé”.

Với nam giới, cần chuẩn bị một tâm lý và sức khỏe tốt nhất trước khi “nhập cuộc”. Đừng quá thô bạo khiến nàng sợ hãi mà nên từ tốn để dìu nàng nhập cuộc và nhanh chóng dạo khúc nhạc ân ái nồng say.

Minh Ngọc

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo