Theo Simonarich, nhịp sống hiện đại đã khiến nhiều người xem stress (căng thẳng) là một phần tất yếu và bỏ qua những ảnh hưởng xấu do stress gây ra.
1. Stress làm cho miễn dịch thấp hơn
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể chúng ta phải sử dụng rất nhiều năng lượng quan trọng để giữ được sự ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng khi năng lượng được huy động để giảm căng thẳng thì chỉ còn lại một phần nhỏ để cơ thể đối phó với bệnh tật. Đó chính là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh từ thông thường như cảm cúm, đến hiểm nghèo như ung thư tấn công cơ thể. Tế bào ung thư sẽ dễ dàng nhân giống khi không có đủ năng lượng để tiêu diệt chúng.
2. Stress làm tăng, giảm cân thất thường
Trong phần lớn các trường hợp, căng thẳng gây ra tăng cân, một số ít lại giảm cân. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với tình huống. Thậm chí nếu bạn không ăn quá nhiều, bạn vẫn sẽ tăng cân bởi vì năng lượng cần được sử dụng để tiêu hóa thức ăn của bạn bây giờ được sử dụng để đối phó với sự căng thẳng.
3. Stress làm giảm khả năng chữa bệnh
Khi cơ thể bị căng thẳng liên tục, chức năng thứ hai của cơ thể (chẳng hạn như để tự chữa bệnh) được tạm thời đóng cửa. Điều này ngăn cản chữa bệnh nhanh chóng và cơ thể của bạn sẽ yếu đi.
4. Stress làm cho cuộc sống nhàm chán
Khi thường xuyên bị căng thẳng, cơ chế tự động trong cơ thể sẽ rèn cho bạn thói quen tập trung cao độ vào những điều làm cho bạn khó chịu hay tức giận. Dần dần bạn sẽ đánh mất niềm say mê với cuộc sống. Bạn sẽ chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực trong mọi tình huống và điều này khiến bạn càng thêm khó chịu, thậm chí là chán sống.
5. Mất hứng thú cho những trải nghiệm mới
Khoa học chứng minh rằng, sự căng thẳng liên tục phá hủy một phần của não làm cho chúng ta không muốn trải nghiệm những điều mới.
6. Ảnh hưởng xấu đến tóc
Căng thẳng không chỉ làm chậm sự phát triển của tóc mà còn gây rụng tóc. Nó cũng khiến tóc bạc sớm hoặc trở nên mỏng hơn và chẻ ngọn.
7. Cơ quan nội tạng hoạt động kém đi
Thận, tim, phổi và các cơ quan khác có được ít năng lượng hơn nhiều khi bạn bị stress. Chúng hoạt động yếu hơn và sau đó có thể gây ra bệnh tật, khó tiêu, đau đầu và hậu quả tiêu cực khác.
8. Giảm khả năng sáng tạo
Căng thẳng liên tục làm cho bạn tập trung vào việc làm thế nào để tồn tại chứ không phải là làm thế nào để phát triển. Bạn từ bỏ bất kỳ suy nghĩ sáng tạo và chỉ đơn giản là phản ứng với những gì đang xảy ra với thế giới bên ngoài.
9. Tăng khả năng sẩy thai
Sự thay đổi nội tiết tố khi thai nghén khiến thai phụ có nguy cơ bị stress và rối loạn tâm thần cao hơn người thường. Các dạng rối loạn khác nhau sẽ ảnh hưởng lên thai kỳ khác nhau. Rối loạn stress sau sang chấn có thể khiến thai lạc chỗ (thai ngoài tử cung), nôn nhiều, sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm.
10. Vô sinh
Cả đàn ông và phụ nữ có thể trở thành vô sinh nếu thường xuyên bị căng thẳng.
11. Mất ngủ
Căng thẳng khiến cho người ta luôn luôn cảnh giác với các khả năng gây nguy hiểm. Điều này khiến giấc ngủ không đủ sâu hoặc mất ngủ. Thậm chí khi bạn đã ngủ, bất kỳ âm thanh nào cũng có thể đánh thức bạn và bạn sẽ rất khó khăn để tiếp tục giấc ngủ của mình.
12. Các vấn đề về tim
Khi bạn bị căng thẳng, tim đập nhanh hơn bình thường. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến tim bị làm việc quá sức và điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về tim và các bệnh khác liên quan.
13. Đau cơ
Căng thẳng khiến cơ bắp của bạn không nhận được đủ máu, gây ra căng thẳng và đau cơ bắp.
14. Ám ảnh và lo lắng
Căng thẳng làm thay đổi cân bằng hóa học trong máu cũng như hệ thần kinh của bạn. Điều này có thể gây ra tất cả các vấn đề về tình cảm, thay đổi tâm trạng, nỗi sợ hãi và lo âu.
15. Bệnh đái tháo đường
Căng thẳng gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu và có thể gây ra bệnh đái tháo đường nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng.
Hạ Uyên
Theo tạp chí Sống Khỏe