Hợp tác quảng cáo

4 thói quen xấu khi tắm vào mùa đông dễ rước bệnh vào người, thậm chí đột tử

10:00 PM | 30/10/2021 -
Khỏe +

Dưới đây là 4 thói quen xấu khi tắm vào mùa đông nhiều người mắc phải và có thể gây hại tới sức khỏe.

Tắm mang lại nhiều lợi ích, ngoài việc làm sạch cơ thể và loại bỏ mệt mỏi, tắm còn có thể giúp làm dịu cơ bắp, cải thiện giấc ngủ và tăng cường trao đổi chất ở da. Tuy nhiên, nếu tắm sai cách có thể khiến bạn mắc bệnh.

4 thói quen xấu khi tắm vào mùa đông

Ngâm/tắm quá lâu

Tắm quá lâu sẽ khiến bề mặt da mất đi lớp dầu bảo vệ, dẫn đến các triệu chứng như khô và ngứa da, da nhăn nheo và mất nước. Ngoài ra, người tắm lâu cũng dễ bị mệt mỏi, có khả năng cao bị thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, gây co thắt mạch vành, huyết khối, thậm chí gây rối loạn nhịp tim và đột tử. Thời gian tắm tốt nhất là khoảng 10-15 phút, ngay cả khi tắm bồn thì bạn cũng không nên tắm quá 20 phút.

Tắm nước quá nóng

Tắm với nước quá nóng có thể khiến lớp dầu trên bề mặt da bị phá hủy, từ đó gây ra sự giãn nở của các mao mạch và khiến tình trạng khô da thêm trầm trọng. Đồng thời, nhiệt độ của nước tắm quá cao còn làm tăng gánh nặng cho tim, khiến tim bị thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, trong trường hợp nặng sẽ gây đột tử.

Nhiệt độ cơ thể bình thường của con người là 36-37 độ C. Vì vậy, nhiệt độ nước trong vòi hoa sen có thể cao hơn một chút, ở mức 38-40 độ C, nhiệt độ nước tốt nhất trong bồn tắm là 35 độ C.

Tắm quá kỹ

4 thoi quen xau khi tam vao mua dong de ruoc benh vao nguoi, tham chi dot tu 

Tắm quá kỹ bằng loại sữa tắm có khả năng tẩy rửa mạnh có thể khiến các vấn đề về da thêm trầm trọng.

Vào mùa đông, làn da sẽ khô và mỏng manh hơn. Do đó, sử dụng sữa tắm có khả năng tẩy rửa mạnh sẽ làm tổn thương lớp bảo vệ da, khiến các vấn đề về da thêm trầm trọng.

Thực tế, tắm bằng nước sạch có thể loại bỏ được 65% chất bẩn trên da, vì vậy khi chọn sản phẩm sữa tắm bạn nên chọn những loại có tính axit yếu, không gây kích ứng. Nếu tắm hàng ngày, bạn hãy dùng sữa tắm có tính axit yếu để làm sạch các vùng da có nếp gấp như tay, nách và mông, sau đó rửa lại các bộ phận khác bằng nước.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp, bạn cũng không nên chà xát bề mặt cơ thể quá mạnh, vì việc này có thể khiến da bị tổn thương, mất đi hàng rào bảo vệ da hoàn chỉnh, làm tăng nguy cơ nhiễm vi sinh vật.

Khoảng 3 phút sau khi tắm, khi da vẫn còn ở trạng thái ẩm, bạn nên thoa kem dưỡng để dưỡng ẩm cho da, giúp da không bị khô và mịn màng hơn sau một thời gian sử dụng. Nếu bôi kem dưỡng sau 3 phút sau khi tắm, quá trình hydrat hóa (giữ ẩm) sẽ bị suy yếu và hiệu quả sẽ không được tốt.

Tắm quá thường xuyên

Nhiều người thường nghĩ rằng tắm càng thường xuyên thì cơ thể càng sạch, nhưng thực tế lại chỉ ra rằng tắm quá thường xuyên sẽ làm trôi đi lớp dầu tiết ra trên bề mặt da và hệ thực vật bảo vệ thường ký sinh trên bề mặt da. Điều này dễ làm tổn thương lớp sừng của da, từ đó gây ngứa da và khiến sức đề kháng của da yếu đi. Hơn nữa, chà xát mạnh cũng khiến lớp biểu bì vốn mỏng manh sẽ bị tổn thương, từ đó vi khuẩn và nấm sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây nhiễm trùng da.

Cho nên, trong trường hợp bình thường, bạn chỉ cần tắm 2-3 ngày/lần vào mùa đông, ngày thường có thể dùng khăn để lau cơ thể. Nếu thời tiết ấm hơn hoặc môi trường làm việc khiến bạn tiết nhiều mồ hôi thì bạn có thể tăng tuần suất tắm lên một cách phù hợp, không nhất thiết phải tắm hàng ngày.

4 thời điểm không nên đi tắm

4 thoi quen xau khi tam vao mua dong de ruoc benh vao nguoi, tham chi dot tu 

Vào mùa đông bạn không cần thiết phải tắm hàng ngày.

- Sau khi hoạt động thể chất, tinh thần kéo dài: Sau khi hoạt động thể lực kéo dài, tuần hoàn máu sẽ hoạt động mạnh nên tắm ngay vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và mạch máu, khiến người mệt mỏi, thậm chí là tử vong. Nếu hoạt động trí óc trong thời gian dài, não có nhu cầu về máu rất lớn và tắm ngay sau đó sẽ khiến máu được truyền lên bề mặt da, dễ khiến lượng máu cung cấp cho não bị giảm nhanh, từ đó dẫn đến ngất xỉu.

- Vừa ăn xong: Việc tắm rửa lúc này sẽ khiến máu truyền lên da nhiều hơn, lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa bị giảm sút. Duy trì thói quen này lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa.

- Sau khi uống rượu bia: Khi đi tắm, lượng glucose tiêu thụ trong cơ thể người tăng lên, trong khi đó rượu sẽ ức chế các hoạt động chức năng gan và cản trở quá trình giải phóng glycogen. Nếu không được bổ sung đường huyết kịp thời, tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết rất dễ xảy ra. 

- Trước khi đi ngủ: Tắm trước khi đi ngủ sẽ làm tăng tốc độ lưu thông máu, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Xem thêm: Thầy giáo 28 tuổi chạy bộ mỗi sáng chết vì ung thư gan, bác sĩ chỉ ra thói quen trước khi chạy bộ không khác gì tự sát

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp