(SKGĐ) Vấn đề hơi thở “bốc mùi” luôn khiến bạn khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp.
Việc dùng các loại thảo dược để chữa hôi miệng vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều người, vì thảo dược không chỉ mang đến cảm giác an toàn, mà còn sử dụng rất đơn giản.
1. Cây hương nhu
Hương nhu hay còn gọi là cây é - có hai loại: hương nhu tía và hương nhu trắng. Hương nhu có vị cay, tính hơi ấm không độc, chữa được hôi miệng và nhiều bệnh.
Cách dùng: Lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước, cô đặc lại dùng để súc miệng hằng ngày, đặc biệt nên dùng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên ngậm một lúc sau đó nhổ ra, không nuốt nước.
2. Cây ngò gai (mùi tàu)
Rau ngò gai hay còn gọi là cây mùi tàu, ngò tàu, ngò tây, dã nguyên tuy... Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, giỏi trục hàn tà, mạnh tỳ vị, khử thanh uế... nên chữa trị được chứng hôi miệng, hơi thở nặng mùi.
Cách dùng: Lấy một nắm rau ngò gai sắc đặc lấy nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi súc miệng. Dùng liên tục 5-6 ngày, mỗi ngày súc miệng vài lần, bệnh sẽ khỏi.
3. Trà xanh
Hợp chất polyphenol trong trà xanh có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng.
Cách dùng: chỉ cần xúc miệng bằng nước trà giúp giảm hình thành mảng bám trên răng và sự hình thành acid gây sâu răng, làm cho răng sạch sẽ thơm tho.
4. Tinh dầu bạc hà
Bạc hà là thành phần không thể thiếu của nhiều loại nước súc miệng những tinh dầu bạc hà vẫn là phương thuốc hiệu quả. Nó thường được sử dụng trong phương pháp trị liệu dùng dầu thơm để xoa bóp.
Cách dùng: Nhỏ một giọt tình dầu bạc hà nguyên chất lên lưỡi sẽ có tác dụng làm hơi thở tươi mát một cách tự nhiên và nhanh chóng.
5. Thảo quả
Theo Đông y thảo quả vị cay, tính ấm, vào kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung hoá thấp kiện tỳ tiêu thực, giải độc… nên được làm gia vị, khai vị, long đờm tiêu thực, giúp làm sạch miệng, mang lại hơi thở thơm tho.
Cách dùng: Lấy thảo quả giã dập (đảm bảo vệ sinh), sau đó ngậm nuốt nước và bỏ bã để chữa hôi miệng.
Kiểm chứng hôi miệng - Bạn có thể tự phán đoán hơi thở của mình bằng cách thở vào lòng bàn tay và đưa lên mũi ngửi, hoặc người thân có thể giúp bạn thẩm định khi tiếp xúc với bạn. Nhưng cách này không thực sự chính xác vì có thể đã quen mùi. - Người giám định ngửi mùi hôi: bệnh nhân ngồi cách người giám định khoảng một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không. Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó. - Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã sử dụng máy halimeter để đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở. Với chiếc máy này, bạn sẽ biết chính xác mình có bị hôi miệng hay không và mức độ đến đâu một cách chính xác. |
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)