(SKGĐ) Được dùng để băng bó vết thương ngăn ngừa vi khuẩn nhưng đôi khi miếng dán y tế lại khiến bạn bị nhiễm trùng nặng hơn.
Miếng dán y tế có nhiều loại dành cho các vết thương khác nhau như: loại dùng cho vết thương khô và hoại tử khô, loại dùng cho vết thương ướt và mở…
Tuy nhiên nhiều người lạm dụng miếng dán y tế bỏ túi cho bất cứ loại tổn thương nào mà không biết rằng chúng ngăn cản bụi bặm nhưng cũng đồng thời giảm sự tiếp xúc của da với không khí.
Dưới đây là 5 loại vết thương, bạn không nên dùng băng y tế:
Biểu bì da hơi bị trầy xước
Với vết thương nhỏ ngoài da không chảy máu nhiều, bạn chỉ cần lau bằng rượu trắng hoặc cồn là đã có thể tránhnhiễm trùng. Mức độ nguy hiểm không cao nên bạn không đáng lo ngại và miếng dán y tế trong trường hợp này có thể khiến vết thương bị gò bó, khó thông máu.
Vết thương hở miệng
Các vết thương hở miệng bị nhiễm trùng cũng không được dùng băng dán trên bề mặt. Nguyên nhân là vì nó sẽ tạo nên yếm khí khiến vi khuẩn có thể phát triển khiến nhiễm trùng nặng hơn. Tốt nhất nên dùng gạc băng bó và dùng băng dính y tế dính chặn ở hai đầu.
Vết thương sâu
Miếng dán y tế không hút nước và không thoáng khí. Do đó khi dùng miếng dán y tế, các vết thương sâu khó bài thải dịch ứ khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Tổn thương do động vật
Các vết thương do động vật gây ra như vết chó cắn, mèo cào, rắn cắn… thường có vi khuẩn, vi trùng, dịch độc. Khi bị băng kín thì những mầm bệnh này càng tích tụ và khuếch tán rộng ở miệng và trong vết thương. Do đó bạn không được dùng miếng dán y tế trong trường hợp này mà ngay lập tức phải rửa bằng nước sạch, xà phòng, nước muối sinh lý ít nhất 15 phút.
Vết thương sưng phù
Các vết thương sưng phù do mưng mủ, tích tụ máu đọng cần được làm sạch và để thông thoáng hoặc chườm mát. hưng miếng dán y tế không thoáng khí và hút nước có thể gây nóng nên các chất dịch khỏi vết thương và vi khuẩn càng gia tăng.
Lưu ý khi dùng Miếng dán y tế có thể gây dị ứng với một số đối tượng nên sau khi dùng nếu thấy ngứa, đỏ vết thương cầntháo ra ngay. Dính băng quá chật sẽ hạn chế lưu thông máu. Phải vệ sinh vết thương trước khi dùng băng y tế và thay thường xuyên (không quá 24h). Trong trường hợp băng bị ướt, bẩn thì phải thay ngay. Dùng băng y tế cho diện tích vết thương lớn hoặc thời gian kéo dài thì có thể gặp phản ứng phụ toàn thân do sulphadiazine gây ra. Đây là thành phần sát khuẩn, diệt trùng nhưng lại có thể gây biến chứng về máu, thận, tiêu hóa, da. Do vậy khi dùng lâu phải có sự theo dõi của bác sỹ. |
Phan Duyên