Nói chung, sức khỏe thể chất có liên quan mật thiết với thói quen lối sống hàng ngày. Các vấn đề sức khỏe thể chất có liên quan đến nhiều yếu tố, một trong số đó là thói quen uống nước.
Trên thực tế, một số bệnh có mối quan hệ quan trọng với việc uống ít nước. Vậy những bệnh nào liên quan đến việc uống ít nước? Hãy cùng tìm hiểu.
Táo bón rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua và luôn được coi là một vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, táo bón làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đường ruột. Nếu bạn uống ít nước, phân trong ruột sẽ trở nên rắn chắc hơn, và phân như vậy sẽ khó bài tiết ra ngoài, từ đó gây ra táo bón.
![]() |
Các vấn đề sức khỏe thể chất có liên quan đến nhiều yếu tố, một trong số đó là thói quen uống nước. |
Đôi khi nhiều người nói rằng cơ thể phụ nữ là do nước, thực tế không chỉ có phụ nữ mà nam giới cũng có hàm lượng nước trong cơ thể không cao. Nước chiếm khoảng 60% trọng lượng của cơ thể. Có nghĩa là, một người trưởng thành nặng 50 kg có khoảng 30 kg nước trong cơ thể. Nếu không có độ ẩm, da cũng sẽ bị khô và thậm chí nứt nẻ.
Trong máu cũng có chứa rất nhiều nước. Nếu thiếu nước trong cơ thể sẽ khiến máu bị nhớt hơn. Dòng máu nhớt sẽ chậm lại, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Uống một cốc nước ấm 400 ml mỗi sáng sẽ giúp làm loãng máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Những người có axit uric cao và bệnh gout nên uống ít nhất 2000 ml nước mỗi ngày. Axit uric được đào thải chủ yếu qua nước tiểu, uống nhiều nước làm tăng đào thải qua nước tiểu, do đó làm giảm axit uric máu.
Nếu bạn uống ít nước hơn, lượng nước tiểu cũng sẽ giảm đi. Axit uric tích tụ không thể đào thải kịp thời dẫn đến lượng axit uric máu tăng cao gây ra bệnh gout.
Thận là một trong những cơ quan có lưu lượng máu rất lớn, có chức năng điều hòa cân bằng nước, điện giải, axit-bazơ và các chất khác trong cơ thể. Tiêu thụ ít nhất 2.000 ml nước mỗi ngày giúp giảm gánh nặng trao đổi chất cho thận và hình thành nước tiểu để thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc.
![]() |
Thận là một trong những cơ quan có lưu lượng máu rất lớn, có chức năng điều hòa cân bằng nước, điện giải, axit-bazơ và các chất khác trong cơ thể. |
Nước mà chúng ta nói chủ yếu bao gồm nước lọc, trà và nước trong thực phẩm như rau củ, trái cây, nhưng không bao gồm các loại đồ uống khác nhau.
Lượng nước bạn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước tiểu. Đi tiểu không chỉ giúp đào thải các chất độc chuyển hóa ra ngoài cơ thể mà còn giúp làm sạch một số chất tiết trong niệu đạo, giảm nguy cơ tiểu máu và các bệnh lây nhiễm qua đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
Vì vậy, uống nhiều nước hơn sẽ tốt cho cơ thể nhưng không được nhịn tiểu. Nhịn tiểu cũng là sát thủ của hai loại bệnh này, bạn phải chú ý.
Có thể thấy, uống ít nước rất có hại cho cơ thể và dẫn đến một loạt bệnh lý nguy hiểm. Hãy đảm bảo uống đủ nước để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm: 7 sự thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến thay đổi tâm trạng thường xuyên
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin