Hợp tác quảng cáo

6 bí quyết sống khỏe với bệnh tiểu đường

11:49 AM | 18/08/2015 -
Khỏe +

Hãy học cách sống chung với bệnh một cách khoa học một khi bạn đã không thể đánh bại nó.

1. Hiểu về tình hình sức khỏe của mình

Tiểu đường là bệnh mãn tính dằng dai, người mắc bệnh có thể bị chết vì những biến chứng của tiểu đường. Điều nguy hiểm là người bệnh hầu như không tự cảm giác được các triệu chứng bệnh tật của mình. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ thì những nguy hiểm sẽ được hạn chế.

Bác sĩ tốt nhất là chính mình

Người bệnh nên tự lắng nghe và cảm nhận cơ thể mình. (Ảnh minh họa)

2. Chú ý quan sát

Người bệnh tiểu đường tốt nhất là nên có thói quen ghi nhật ký, ví dụ trường hợp nào thì thấy thoải mái, trường hợp nào không thoải mái, ăn gì thì đường huyết cao, ăn gì thì đường huyết vẫn ổn định, ăn hoa quả nào tốt, hay loại hoa quả gì không nên ăn, ghi lại chỉ số đường huyết mỗi lần đo…

Nếu có điều kiện, nên mua cho mình máy tự đo đường huyết, học cách tự đo cho mình và ghi lại rồi tự phân tích chỉ số đường huyết rồi rút ra kế hoạch ăn uống, vận động cho mình.

Lưu ý: Vì nhiều lý do mà bạn không thực hiện được những lưu ý ở trên: Điều đó chứng tỏ, ý thức và năng lực tự bảo vệ của bạn rất kém. Bạn cần quý trọng bản thân, nên tìm cho mình một bác sĩ tin cậy, đi thăm khám theo định kỳ, nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và y tá.

3. Chịu khó tìm hiểu kiến thức về tiểu đường

Thông qua sách báo, tivi… tìm hiểu những kiến thức về tiểu đường rồi kết hợp với tình hình cụ thể của bản thân để có kiến thức trong ăn uống, vận động và dùng thuốc cho hợp lý, có hiệu quả.

4. Trao đổi với những người có kiến thức về tiểu đường

Khi có bất cứ chuyện gì xảy ra có thể gặp bác sĩ để trao đổi, lúc rảnh rỗi có thể tìm người có kiến thức để tìm hiểu kiến thức về tiểu đường.

5. Nắm rõ mục tiêu điều trị của mình

Ví dụ chỉ số đường máu, huyết áp, mỡ máu nên khống chế ở mức độ nào thì nỗ lực để đạt được chỉ số đó, nếu bạn chưa rõ có thể hỏi bác sĩ tư vấn giúp.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) mức đường huyết an toàn đối với người bệnh là: Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l). Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l). Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l). Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng… mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng không nhiều.

Về huyết áp, với chỉ số dưới cho phép từ 70-80mmHg, nếu 60 trở xuống là thấp và 90 trở lên là cao. Với chỉ số trên, cho phép từ 100-130 mmHg, trên và dưới mức đó đều không tốt. Chỉ số mỡ máu, không được vượt quá 5% giới hạn cho phép.

6. Biết rõ các loại thuốc mình dùng và liều lượng

Bạn nên nhớ được các loại thuốc và liều lượng dùng để chủ động mỗi khi dùng. Nếu không nhớ, mỗi lần đi khám bệnh, bạn nên mang mẫu thuốc đi, hoặc viết vào giấy để bác sĩ nắm được tình hình của bạn.

Cẩm Lệ

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp