Hợp tác quảng cáo

6 cách để giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên

10:56 AM | 13/10/2020 -
Khỏe +

Axit uric được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các chất hóa học gọi là purin. Axit uric được coi là một chất thải, nó hòa tan trong máu, chảy qua thận và thải ra ngoài cơ thể trong nước tiểu.

Tuy nhiên, nếu axit uric trong máu không được lọc một cách hiệu quả và đạt đến mức cao, được gọi là tăng axit uric máu, nó có thể hình thành nên các tinh thể. Nếu những tinh thể này lắng đọng trong khớp, nó sẽ dẫn đến bệnh gout là một loại viêm khớp. Theo thống kê, có khoảng 20% ​​những người bị tăng axit uric máu phát triển thành bệnh gout.

Một số nguyên nhân có thể làm tăng nồng độ axit uric cao như: Béo phì, suy giáp, bệnh vảy nến hoặc những người đang sử dụng biện pháp hóa trị hoặc xạ trị ung thư.

Mức axit uric được đo bằng xét nghiệm máu. Đối với phụ nữ, nó phải dưới 6 mg/dL (miligam trên decilit máu). Đối với nam giới, nó nên dưới 7 mg/dL. Dưới đây là một số cách tốt nhất để giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên:

1. Ăn thức ăn có ít purin

Purines là hóa chất được cơ thể sản xuất tự nhiên và cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Đặc biệt, chất purin từ thịt và hải sản có ảnh hưởng xấu nhất đến mức axit uric. Bạn nên tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều purin như:

Thịt nội tạng như gan hoặc thận

Các loại động vật có vỏ và cá có dầu như cá cơm và cá ngừ

Một số loại rau, bao gồm măng tây, nấm và rau bina

Nước thịt chảy ra trong và sau khi nấu

6 cach de giam nong do axit uric mot cach tu nhien
Bạn nên tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều purin.

Mặt khác, các loại thực phẩm sau đây chứa lượng purin thấp, do đó ăn chúng sẽ không làm tăng mức axit uric trong máu:

Các loại hạt và bơ đậu phộng

Trứng

Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo bao gồm pho mát, sữa và sữa chua

Anh đào và các loại trái cây khác

2. Bổ sung vitamin C

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vitamin C có tác dụng giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Trong một nghiên cứu năm 2005, những người tham gia bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày trong hai tháng có mức axit uric thấp hơn đáng kể, giảm trung bình 0,5 mg/dL so với những người tham gia dùng giả dược.

6 cach de giam nong do axit uric mot cach tu nhien

Tuy nhiên, đối với những người đã bị bệnh gout, điều này có thể không đúng. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Viêm khớp & Thấp khớp, Mỹ cho thấy những người bị bệnh gout uống 500 mg vitamin C mỗi ngày trong 8 tuần không làm giảm đáng kể nồng độ axit uric của họ.

3. Hạn chế uống bia, rượu và đồ uống có đường

Uống bia và rượu sẽ làm tăng mức axit uric. Điều này là do rượu làm tăng purin trong máu và do đó làm sản sinh nhiều axit uric hơn. Hơn nữa, rượu làm mất nước và ngăn cơ thể bài tiết axit uric một cách độc lập do tương tác với mức axit lactic cao hơn. Bia có chứa nhiều purin nhất, trong khi rượu vang có ít nhất.

Nước ngọt có chứa đường hoặc xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao cũng có tác dụng làm tăng mức axit uric trong máu. Khi cơ thể phá vỡ đường fructose, nó sẽ tạo ra purin và sau đó là tạo ra axit uric.

4. Uống cà phê

Cà phê có chứa một chất chống oxy hóa được gọi là axit chlorogenic có tác dụng làm giảm mức axit uric và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh gout. Theo một nghiên cứu, những người đàn ông uống 4 đến 5 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 40% so với những người đàn ông không uống.

Bạn nên uống khoảng 4 tách (tương đương 400 miligam) cà phê pha mỗi ngày là an toàn cho một người lớn khỏe mạnh. Nhưng uống nhiều hơn có thể dẫn đến các tác dụng phụ liên quan đến caffeine như đau đầu, mất ngủ và căng thẳng.

5. Cố gắng giảm cân

Ngoài việc tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có tác động xấu, việc giảm cân cũng sẽ làm giảm mức axit uric. Thừa cân hoặc béo phì khiến cho thận hoạt động kém hiệu quả hơn trong việc đào thải axit uric qua nước tiểu. Nguy cơ mắc bệnh gout ở những người béo phì cao gấp 10 lần so với những người có cân nặng hợp lý.

6 cach de giam nong do axit uric mot cach tu nhien

Đối với những người thừa cân và béo phì bị bệnh gout, một đánh giá năm 2017 trên 907 bệnh nhân từ 10 nghiên cứu cho thấy những người giảm từ 3 kg trở nên đã giảm mức axit uric của họ xuống khoảng 0,3 đến 1,9 mg/dL.

6. Không dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric vì chúng khiến cơ thể  sản xuất ít nước tiểu hơn. Những loại thuốc này bao gồm: Thuốc lợi tiểu, còn được gọi là thuốc nước, thuốc kháng sinh chống lao và thuốc ức chế miễn dịch. Aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng nồng độ vì nó cản trở khả năng bài tiết axit uric của thận.

Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này để tránh làm tình trạng tồi tệ hơn.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp