Ngủ trưa dậy bị đau đầu là một trong những vấn đề khá phổ biến nhiều người mắc phải mà không hiểu nguyên nhân vì sao.
Theo trang BrightSide, sau đây là 6 nguyên nhân gây ra chứng đau đầu khi ngủ dậy và cách xử lý cho từng trường hợp:
1. Ngủ quá lâu
Theo trang Sleep Foundation, nếu bạn ngủ trưa quá lâu (khoảng 80-100 phút), cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông đi vào ngủ sâu. Trong thời gian này, quá trình ức chế của trung khu thần kinh tăng, lượng máu lên não giảm xuống, sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại. Thức dậy vào đúng lúc này, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt.
Ảnh minh họa |
Thời gian ngủ tốt nhất: Một giấc ngủ trưa vừa phải (15-20 phút) sẽ giúp bạn tránh khỏi vấn đề này.
2. Ngủ tại bàn làm việc
Nhiều nhân viên văn phòng vì không có chỗ nghỉ trưa nên thường ngủ gục ngay tại bàn làm việc. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu, vì ngủ gục đầu gây ảnh hưởng đến lượng máu cũng như ôxy truyển lên não bộ trong suốt thời gian ngủ.
Tình trạng này kéo dài, khiến não bộ tạm thời không được cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết và hậu quả những cơn đau đầu sau ngay sau khi ngủ dậy.
|
Ảnh minh họa |
Cách xử lý: để ngăn ngừa tình trạng này, đơn giản là bạn nên nhớ là không nên đặt đầu quá cao, tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải và gối đầu trên gối mềm. Vì tư thế này sẽ giúp đảm bảo luôn duy trì lượng dưỡng chất cung cấp cho não được ổn định.
3. Vừa thức dậy đã làm việc ngay
|
Ảnh minh họa |
Đối với nhiều người, sau khi tỉnh giấc, dư âm của giấc ngủ vẫn kéo dài trong khoảng nửa giờ, vì thế, sẽ rất hại nếu làm việc ngay lập tức, có thể gây đau đầu, mệt mỏi. Do vậy, bạn nên hoạt động nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút, uống một cốc nước rồi hãy bắt đầu làm việc.
4. Không gian ngủ không tốt
Một yếu tố khác dẫn đến cơn đau đầu thường thấy là do không để tâm đến vị trí ngủ. Những không gian ngủ có thể gây nên cơn đau đầu có thể kể đến như: ngủ ở nơi quá lạnh; nơi có quá bí bách, thiếu không khí; ngủ trong phòng điều hòa…
Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể thường tự mất thân nhiệt rất nhanh hơn nữa các vận động trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi tạm thời. Do đó, không gian quá lạnh hoặc thiếu dưỡng khí có thể gây cảm lạnh, mệt mỏi và dẫn đến cơn đau đầu ngày sau khi ngủ dậy.
Cách xử lý: Không nên chọn nơi có nhiệt độ quá thấp, hay thiếu dưỡng khí, nếu như nằm ngủ trong phòng có điều hòa, hãy để điều hòa trong chế độ quạt gió sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đây là một trong những yếu tố gây đau rất phổ biến. Những người có tiền sử mắc thiểu năng tuần hoàn não thường rơi vào tình trạng thiếu máu não tạm thời, điều này xảy ra nhiều hơn trong mỗi giấc ngủ.
Thiếu máu não khiến giấc ngủ không sâu, sau khi thức giấc thì cơ thể mệt mỏi, thiểu sinh khí và kèm theo đó là đau đầu, đôi khi rất dữ dội.
Cách xử lý: nếu có tiền sử thiếu máu não, bạn nên sớm đến khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị. Điều trị sớm nâng cao được tỉ lệ thành công, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn hiệu quả.
6. Do thay đổi thói quen
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu là do thói quen. Nhiều trường hợp cho biết họ không bị đau đầu sau ngủ trưa suốt tuần làm việc nhưng chỉ cần ngủ trưa ở nhà hơi lâu hơn một chút vào ngày nghỉ cũng làm xuất hiện cơn đau.
Lý giải của hiện tượng này là do rối loạn đồng hồ sinh học. Về cơ bản, cơ thể bạn đã quen với giấc ngủ trưa ngắn trong suốt cả tuần, vì vậy khi đột ngột chuyển sang một giấc ngủ dài hơn vào ngày nghỉ sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi và phản ứng bằng cơn đau đầu.
Cách xử lý: Bạn chỉ cần ghi nhớ một nguyên tắc đơn giản, không nên ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít. Cố gắng không thay dổi giờ giấc sinh hoạt, thời gian ngủ nên cố định, tránh ngủ quá muộn hoặc quá sớm đều không tốt cho sức khỏe.
***
Một số phương pháp hạn chế tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy khác:
- Biện pháp massage “Ấn huyệt thái dương”: Sử dụng tay để ấn huyệt bên hai thái dương để giúp thư giãn thần kinh, lưu thông máu, làm dịu các cơn đau đầu.
Ấn huyệt thái dương có thể làm dịu các cơn đau đầu rất tốt |
- Chỉ cần tăng thời gian ngủ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo não bộ hoạt động một cách bình thường.
- Ăn các thực phẩm có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các cơn đau đầu như cải bó xôi, các loại ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá chứa nhiều axit béo omega-3. Các đặc tính kháng viêm của omega-3 có thể làm giảm chứng đau đầu.
Nếu cơn đau đầu kéo dài ảnh hưởng đến công việc, cũng như cuộc sống, người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa Thần kinh để tìm nguyên nhân cũng như điều trị bệnh hay phát hiện và điều trị phù hợp.
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe