Nhiệt miệng là hiện tượng bạn bị phát nhiệt. Do cơ thể có nhiều axit đồng thời, đây cũng là cách mà cơ thể bạn phát độc, báo hiệu cho bạn rằng bạn đang bị nóng trong hoặc cảnh báo về sức khỏe của bạn.
Nhiệt miệng thường xuất hiện phổ biến ở mùa hè và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Nhiệt miệng khiến cho các hoạt động liên quan đến răng miệng của bạn khó khăn hơn. Đặc biệt là khi bạn ăn những đồ ăn mặn, cay… nó sẽ khiến cho bạn bị xót và đau.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là do ăn nhiều thực phẩm có tính axit, thức ăn, uống cay, nồng hoặc những thực phẩm gây dị ứng. Cũng có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu vitamin B và C. Ngoài ra các hoạt động vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng khiến cho bạn bị nhiệt miệng.
Thông thường, các vết loét ở miệng có thể tự chữa lành từ 7-10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi bị loét miệng, người bệnh cần chăm sóc, vệ sinh vết thương đúng cách, nếu không, vết loét có thể dẫn tới bị viêm cấp, phải đến viện để các bác sĩ xử lý.
Sau đây là một số giải pháp khắc phục loét miệng rất hiệu quả, theo tờ Times of India:
1. Nhai 4-5 lá húng quế tây rồi uống với nước sẽ giúp giảm đau và sưng viêm rất tốt.
2. Ăn cà chua sống cũng là cách làm hay để trị loét miệng hoặc bạn có thể súc miệng bằng nước ép cà chua.
3. Bạn cũng có thể trộn bột nghệ với 1 muỗng cà phê glycerin rồi thoa lên vết loét sẽ mang lại hiệu quả cao.
4. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thoa nước cốt dừa lên vết loét và nhẹ nhàng mát xa vết thương để xoa dịu các cơn đau.
5. Không chỉ vậy, súc miệng bằng nước súc miệng trước khi đi ngủ và sau các bữa ăn cũng là phương pháp hay không chỉ ngăn chặn vết loét miệng phát triển mà còn ngừa hôi miệng. Nếu không thích dùng nước súc miệng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối 3 lần trong ngày để cải thiện tình hình hoặc súc miệng bằng bột baking soda với nước sẽ diệt vi khuẩn và giảm đau hiệu quả.
6. Bạn cũng có thể xử lý nhanh vấn đề này bằng cách thoa kem đánh răng lên vùng da bị lở loét. Phương pháp này sẽ cải thiện tình hình rất đáng kể.
7. Ngoài ra, bạn cũng còn có thể áp dụng biện pháp xay nhuyễn đu đủ với tỏi rồi thoa lên vết thương. Đặc tính kháng khuẩn của tỏi và khả năng “hạ nhiệt” của đu đủ sẽ làm cho vết thương mau lành.
8. Một điều quan trọng khi muốn ngăn ngừa và trị viêm loét miệng là cần tránh sử dụng các loại thức ăn gây “nhiệt” cho cơ thể như trà, cà phê, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn cay nồng. Bởi lẽ, những loại thực phẩm này chỉ góp phần làm cho tình trạng loét miệng thêm trầm trọng.
Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung rau quả, các thực phẩm có yếu tố vi lượng như vitamin C, vitamin B2, canxi, sắt, axit folic để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó giúp cho các vết loét miệng mau chóng lành bệnh.
Lưu ý
Theo Phunuonline, nếu sau 1 tuần lễ áp dụng các biện pháp nói trên mà không thấy tình trạng loét miệng giảm, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời.