Hợp tác quảng cáo

Áp dụng phương pháp “Ngủ đúng - Ngủ sạch” khi nghỉ trưa ở văn phòng để khỏe mạnh, da không xấu

9:56 AM | 05/11/2018 -
Khỏe +

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã tin rằng. một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có tác dụng cải thiện khả năng suy nghĩ và trí nhớ của con người, giúp bộ não trẻ hơn 5 tuổi. Tuy nhiên, ngủ trưa sai cách sẽ khiến làn da và vóc dáng của dân văn phòng bịa ảnh hưởng không ít.

Sau đây là 2 vấn đề mà mọi người cần ghi nhớ nếu không muốn hỏng dáng, xấu da:

1. Ngủ “ĐÚNG”

Ngủ đúng ở đây nghĩa là tư thế ngủ đúng. Ở văn phòng, nhiều người khi ngủ thường chỉ gục xuống bàn, dựa vào ghế, ngả ra sau, hoặc lại nằm còng queo trên bàn... Những tư thế này không phải tư thế ngủ đúng.

Cách nằm vặn vẹo, không thoải mái sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau mỏi cổ, vai, đau lưng, thậm chí tê bì các cơ do bị chèn ép, máu lưu thông không tốt, chưa kể phần da khi bị tì vào bàn với một lực mạnh như vậy sẽ dễ có nguy cơ bị chảy xệ… Điều đáng nói, tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể gây các bệnh mạn tính về cơ, xương, khớp.

Ap dung phuong phap “Ngu dung - Ngu sach” khi nghi trua o van phong de khoe manh, da khong xau

Đây là một tư thế ngủ thường gặp khiến da dễ chảy xệ và ảnh hưởng đến cả cột sống.  

Ở văn phòng, để đảm bảo giấc ngủ ngon nhiều người còn dùng cả gối. Tuy nhiên, không nên mang đến văn phòng những chiếc gối to, dầy, vừa để dựa lưng lại vừa dùng gối đầu khi ngủ; cũng nên bỏ thói quen vơ tạm mấy tờ báo hay quyển sách để kê làm gối. Tốt nhất hãy chọn cho mình một cái gối mềm vừa phải, không quá cao để cổ bị gập lại; hãy gối sâu về phía gáy khi nằm ngửa để đầu có thể ngả ra sau khoảng 15o.

Đặc biệt, khi ngủ dậy thấy đau mỏi người, nhiều người lại thực hiện các động tác xoay vặn. Đây là một sai lầm lớn, khiến cho việc đau mỏi còn trầm trọng hơn, nhất là khi đau cổ, việc cố xoay cổ chẳng những không giảm được cơn đau mà còn gây phản xạ co thắt cơ, khiến cổ cứng hơn.

Giáo sư Sarah Mednick của Đại học California (Mỹ), một người vốn có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về giấc ngủ trưa của con người, đã cho biết rằng việc nằm thẳng trên một mặt phẳng là tư thế ngủ tốt nhất. Bên cạnh đó, tư thế ngủ nằm ngửa, thẳng lưng, thả lỏng chân tay cũng giúp chúng ta có thể thư giãn và ngủ sâu hơn.

Ap dung phuong phap “Ngu dung - Ngu sach” khi nghi trua o van phong de khoe manh, da khong xau

Tốt nhất bạn nên trang bị cho mình một chiếc thảm ngủ để có thể nằm duỗi thẳng chân tay khi ngủ, sau khi ngủ xong thì có thế xếp gọn gàng lại.

2. Ngủ "SẠCH"

Thực tế, không ngủ gục ở bàn ghế, một số người thường chọn những nơi "xó xỉnh" như gầm bàn, xó phòng bởi nó ít ánh sáng, yên tĩnh, tuy nhiên những chỗ này nếu không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho người ngủ có nguy cơ hít phải các vi sinh vật vốn có rất nhiều trong văn phòng.

Ap dung phuong phap “Ngu dung - Ngu sach” khi nghi trua o van phong de khoe manh, da khong xau

Bạn nên mở cửa sổ văn phòng để không khí được lưu thông tốt hơn và sạch hơn

Ths. Nguyễn Trinh Hương (Chuyên gia tư vấn, Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng) cho biết, không khí trong văn phòng rất dễ bị ô nhiễm do tiếng ồn của máy móc hoạt động, khí thở của con người, chất ô nhiễm phát ra từ rèm thảm, các chất tẩy rửa... Khi ngủ, hoạt động của các cơ quan ít nên không cần nhiều dưỡng khí, tuy nhiên dưỡng khí phải có chất lượng tốt.

Tốt nhất văn phòng nên có giải pháp thông gió tốt, thường xuyên vệ sinh, thi thoảng mở cửa để có gió tươi vào phòng... nhằm góp phần làm sạch không khí văn phòng phục vụ quá trình làm việc, trong đó có giấc ngủ trưa.

3. Một số lưu ý khác

- Một giấc ngủ trưa ngắn nên kéo dài trong khoảng 15-20 phút bởi giấc ngủ ngắn này sẽ là vừa đủ để giúp bạn tỉnh táo nhưng cũng không làm bạn mệt mỏi và đặc biệt là ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.

- Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng đi vào giấc ngủ của bạn. Vậy nên, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh và không quá sáng để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

- Sau khi ăn trưa, hãy đợi 10-20 phút trước khi ngủ trưa để tránh bị đau dạ dày.

- Khi tỉnh dậy, dành 1-3 phút ngồi tại chỗ để cơ thể có thể từ từ thích ứng trước khi bắt đầu vào công việc.

- Khi cơ thể bị đau mỏi, tê bì thì chỉ nên xoa bóp, nắn nhẹ nhàng giúp làm mềm cơ, giải tỏa sự chèn ép.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp