Hợp tác quảng cáo

Bác sĩ bị ung thư phổi chia sẻ kinh nghiệm phát hiện và “đấu tranh” với bệnh

11:41 AM | 05/12/2019 -
Khỏe +

4 năm sau ngày bị phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, PGS Đỗ Quốc Hùng (Viện Tim mạch Quốc Gia) vẫn có một cuộc sống khỏe mạnh và vô cùng ý nghĩa.

Theo lời PGS Hùng, ông phát hiện ra mình bị ung thư từ năm 2012, khi cơ thể vẫn vô cùng khỏe mạnh, chỉ ho nhiều không đỡ. Sau nhiều đợt điều trị kháng sinh không đỡ, ông quyết định đi chụp phổi và phát hiện một khối u ở rốn phổi. Làm tiếp các xét nghiệm thì ông phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối.

Trái với những lo lắng, hoang mang của người thân, lúc đó, PGS Hùng cảm thấy vô cùng bình tĩnh. Ông bắt đầu trạ xị, nhưng thực sự không hi vọng nhiều vì bệnh đã ở giia đoạn muộn. Thế nhưng, sau liệu trình điều trị, các tế bào ung thư đã biến mất khiến ông và họ hàng vô cùng vui mừng.

Bac si bi ung thu phoi chia se kinh nghiem phat hien va “dau tranh” voi benh

PGS. Đỗ Quốc Hùng vẫn khỏe mạnh sau 4 năm bị bệnh.

Thế nhưng, bệnh tái phát vào năm 2014, lúc này đã di căn vào đến xương, não, hạch chạy. Tiếp nhận hồ sơ bệnh án của PGS Hùng là GS. Mai Trọng Khoa (Giám đốc Trung tâm Ung bướu Hà Nội), ông thấy thực sự lo lắng vì bệnh đã ở giai đoạn 4B. Thế nhưng, với niềm tin và hi vọng, một liều trình điều trị tích cực, sức khỏe của PGS Hùng đã khá hơn. Đến giờ, ông vẫn miệt mài đi làm chữa bệnh cứu người và đi khám bệnh tình nguyện ở vùng sâu, vùng xa.

Cần tầm soát ung thư hàng năm sau tuổi 40

“Sao bác sĩ mà phát hiện bệnh muộn thế” - Đó là câu hỏi mà PGS Hùng thường xuyên nhận được. Trước những băn khoăn này, ông tâm sự: dù rất quan tâm đến sức khỏe, nhưng ông cũng như hầu hết những người Việt Nam khác, sau tuổi 40 chỉ quan tâm đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu.

Nhưng với căn bệnh ung thư phổi, ông không thấy có triệu chứng gì. Vẫn ăn khoẻ, đi làm bình thường thậm chí là chơi tennis. Lúc đó, ông nhận thấy chơi tennis mệt hơn, không chơi được 2-3 tiếng như trước nhưng nghĩ bị ho nên đuối khí, nhanh mệt.

Cân nặng không sụt giảm, cộng với thời điểm phát bệnh vào mùa đông nên ông chỉ nghĩ đó là do thời tiết nên chỉ để ý đến việc uống thuốc kháng sinh.

Chính bởi những lý do trên, PGS Hùng chia sẻ tốt nhất có thể kiểm tra bằng siêu âm. Chỉ qua siêu âm người ta sẽ phát hiện bất thường ở ổ bụng, phổi sẽ chụp Xquang là có thể phát hiện được bệnh bất thường ở phổi.

Bí kíp 4 T để khỏe mạnh

Dưới đây là bí kíp để sống khỏe với ung thư của PGS Hùng:

Chữ T thứ nhất là tâm lý. PGS Hùng kể tâm lý là 50% điều kiện để ông có thể vượt qua bệnh tật. Điều đầu tiên là bình tĩnh, tin vào đồng nghiệp cùng đồng nghiệp chiến đấu bệnh tật.

Ngoài ra, PGS Hùng cho biết ông không bao giờ nghĩ đến đó là ung thư mà chỉ coi đó là một khối u lành bình thường.

Để tâm lý thoải mái, PGS Hùng đã tìm đến phật pháp. Ông bảo mình tụng kinh thậm chí đọc thuộc cả quyển kinh, nghe các sư thầy giảng về Phật pháp trên mạng. Lúc ấy, tâm lý của ông thoải mái không nghĩ gì về căn bệnh của mình.

 Chữ T thứ hai đó là thức ăn: Ông ăn rất nhiều rau và hoa quả đặc biệt các loại rau như súp lơ xanh, măng tây, rau chân vịt.

Hoa quả thì ăn rất nhiều mãng cầu xiêm, quả bơ, cam, chanh. PGS Hùng cười “tôi ăn quả mãng cầu xiêm nhiều lắm. Tôi ăn nguyên hoặc xay sinh tố, ăn cùng với bơ…”.

Thịt: ông chỉ sử dụng thịt gia cầm, thịt có màu trắng, không ăn thịt có màu đỏ. Và quan trọng nhất, PGS Hùng nhấn mạnh đó là nguồn gốc của sản phẩm phải rõ ràng.

Chữ T thứ ba đó là thuốc. PGS Hùng kể thuốc cực kỳ quan trọng và ông dung cả tây y và đông y. Ông tuân thủ phác đồ điều trị của Tây y. Hoá chất, xạ trị, nhắm đích đều tiêu diệt ung thư nhanh gọn nhưng khiến con người ta suy kiệt vì tác dụng phụ.

Những lúc đó, PGS Hùng sử dụng kết hợp Đông y như nấm ngọc linh ngâm mật ong, tam thất uống với mật ong… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó mà ông ăn khoẻ, ngủ được và đủ sức để chiến đấu với bệnh tật.

Chữ T thứ tư đó là thể dục thể thao: PGS Hùng cho biết ông tập thể dục từ khi còn điều trị hoá chất, nhưng đặc biệt là bài tập Đạt ma Dịch Cân Kinh có tên phất thủ liệu pháp, một phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách vẩy tay đơn giản, dễ nhớ.

Ông nhấn mạnh muốn phát huy hiệu quả bài tập này phải vẩy tay thật đúng cách và phải bền bỉ, đều đặn, khi tập phải để cơ thể và tâm trí thật sự thoải mái.

Thu Phương 

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp