Hợp tác quảng cáo

Bấm huyệt Trung phủ - trị các bệnh về hô hấp

4:07 PM | 05/07/2016 -
Khỏe +

Huyệt Trung phủ có giá trị trong việc chẩn đoán lao phổi và là một trong những huyệt chính trị lao phổi. Để có cái nhìn tổng quát, chi tiết nhất về huyệt vị này hãy cùng SKGĐ tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Bam huyet Trung phu - tri cac benh ve ho hap

1. Huyệt Trung phủ là gì?

Huyệt vân môn trung phủ là huyệt vị thuộc bộ phận vùng ngực trên cơ thể người được biết đến với các tên gọi khác là huyệt phủ trung dư, ưng du hay ưng trung du. Tên gọi này có nghĩa bóng là nơi tập trung nguyên nhân, tà khí gây bệnh trên cơ thể con người.

Huyệt Trung phủ có một số đặc tính gồm:

- Là huyệt thứ nhất trong kinh Phế của con người.

- Là huyệt Mộ nơi mà khí phế đến và lưu trữ lại.

- Huyệt hội lại cùng huyệt vị túc thái âm tỳ.

- Huyệt vị này rất quan trọng trong việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị các chứng về suy nhược thần kinh.

- Huyệt để tả Dương khi phối cùng những huyệt: Đại cự, phong môn và khuyết bồn.

Bam huyet Trung phu - tri cac benh ve ho hap
Vị trí huyệt trung phủ và một số huyệt của cơ thể con người

2. Vị trí huyệt trung phủ và cách xác định

Huyệt trung phủ vị trí nằm ở dưới cuối ngoài của xương đòn gánh chỉ khoảng 1 thốn, hay giữa xương sườn 1 và 2 và cách đường giữa ngực là 6 thốn.

Để xác định huyệt trung phủ ở đâu, chúng ta có 2 cách:

Cách 1: Để bệnh nhân nằm ngửa, cho hai tay chéo ra phía sau lưng, khi đó sẽ thấy phía dưới xương đòn, đầu ngoài có một hố lõm tam giác (chính giữa hố lõm là huyệt Vân Môn). Sau đó từ chính giữa hố lõm đó xuống (theo đường rãnh cơ đen ta và cơ ngực lớn) 1 thốn, vị trí nằm trên khe liên sườn 1 - 2 chính là huyệt Trung Phủ.

Cách 2: Chỉ dùng ở nam giới
Để bệnh nhân nằm ngửa, sau đó tính từ đầu vú đo ra ngoài 2 thốn, rồi từ đó thẳng lên 3 gian sườn (khe liên sườn 1 - 2) là vị trí huyệt.

3. Tác dụng huyệt trung phủ với sức khỏe con người

Trong Y học cổ truyền trung phủ huyệt có tác dụng thanh tuyên thượng tiêu và sơ điều Phế khí hay chính là trị ho, giảm đau tức ngực vai, lưng, bệnh lao phổi, mũi nghẹt, mồ hôi, viêm phế quản và nhiều bệnh về phổi. Ngoài những tác dụng chính trên đây thì trung phủ còn được phối với nhiều huyệt đạo khác để chữa bệnh gồm:

- Phối với huyệt âm giao để trị chứng viêm đau họng, nóng lạnh tay chân hoặc căng tức đầy ngực.

- Phối cùng huyệt thiên xu để trị chứng đau tức ngực.

- Phối với huyệt hiếp đường, phách hộ để trị chứng ngực đầy khi.

- Phối cùng huyệt dương giao để trị viêm họng cứng sưng.

- Phối cùng huyệt khổng tối, phế du trị khí quản viêm mạn, hen suyễn hiệu quả.

- Phối huyệt kết mạch, phế du, phế nhiệt huyệt để chữa chứng lao phổi

- Phối cùng huyệt đản trung, nội quan huyệt, định suyễn để trị chứng hen suyễn

4. Ứng dụng huyệt vị trong hoạt động trị liệu

- Trị chứng ho và đau tức ngực

Trong lồng ngực của con người có nhiều cơ quan là phế quản, phổi, động tĩnh mạch liên quan đến phổi, tim. Ngoài ra lồng ngực còn là nơi là cơ co thắt thực quản đi qua nhằm đưa thức ăn xuống được đến dạ dày. Do đó khi bị ho cùng nhiều biểu hiện như đau tức ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như trào ngược dạ dày, bệnh thuộc đường hô hấp hay tim và phổi,… Khi đó tác động vào Trung phủ huyệt sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng.

Xem thêm: Chỉ 10 phút kéo dài tuổi thọ với bấm huyệt Túc tam lý

Cách thực hiện bấm huyệt:

Bước 1: Xác định huyệt trung phủ

Bước 2: Dùng hai ngón cái day ấn huyệt đạo dưới một lực vừa đủ

Cách tác động này giúp giảm cơn ho và tức ngực, trong trường hợp triệu chứng nặng, liên tục và kéo đài cần được đến bệnh viện thăm khám, điều trị.

Bam huyet Trung phu - tri cac benh ve ho hap
Bấm huyệt trung phủ - trị ho và đau tức ngực

- Trị chứng đau thần kinh liên sườn

Khi bị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh sẽ thấy cơn đau từ ngực lên trên cùng một bên bụng đau dữ dội, hít thở khó hơn, khó vận động. Tác động vào huyệt này sẽ giúp giảm cảm giác đau nhanh chóng và khôi phục lại sức khỏe như ban đầu.

Cách thực hiện bấm huyệt:

Bước 1: Để người bệnh nằm ngửa trên giường, người thực hiện sẽ quỳ ở một bên cạnh.

Bước 2: Xác định huyệt

Bước 3: Người bấm sẽ chồm người về phía trước, hai tay nắm chặt hai vai, dùng đầu ngón tay để ấn xuống huyệt vị đã được xác định. Dây ấn liên tục và đổi vị trí trong 3 - 5 phút cho đến khi triệu chứng của tình trạng thuyên giảm dần.

- Trị chứng khó thở

Khó thở có thể là biểu hiện bệnh lý về tim, phổi hay hen phế quản, thực quản,… Tác động vào Huyệt Trung phủ, tự day ấn huyệt giúp điều hòa nhịp tim và thở đều hơn.

Ngoài tác động đơn lẻ vào huyệt vị còn có thể phối cùng huyệt Chiên trung cũng rất tốt.

Cách thực hiện:

Bước 1: Xác định vị trí của huyệt Chiên trung và Trung phủ.

Bước 2: Dùng hai ngón tay ấn huyệt qua áo, day ấn một lúc.
Thực hiện cách bấm huyệt này vào lúc xuất hiện cơn đau hoặc nếu muốn điều trị lâu dài cần bấm hằng ngày.

Bam huyet Trung phu - tri cac benh ve ho hap
Bấm huyệt trung phủ - Trị chứng khó thở

4. Những lưu ý khi tác động để có hiệu quả tốt nhất

Tác động lên Trung phủ huyệt không quá khó khăn nhưng cũng cần bạn biết cách, có kỹ năng nhất định, đồng thời cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

- Để bấm huyệt cần phải có kỹ năng và chuyên môn để xác định chính xác và để đảm bảo an toàn, Vậy nên, không thực hiện bấm huyệt khi bạn không có hiểu biết về bấm huyệt và cách xác định huyệt.

- Chỉ nên ấn huyện với một lực vừa đủ, không quá mạnh tránh làm bầm tím, tụ máu ở huyệt vị.

- Không thực hiện bất kỳ hình thức nào khi vị trí huyệt đang bị thương ngoài da, đang chảy máu hoặc đang có vết bầm tím sẵn trước đó.

- Không bấm huyệt đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, những người đang điều trị bệnh lý về tim, phổi bằng máy móc.

- Trước khi thực hiện từ 8 - 12 tiếng không sử dụng rượu bia, chất kích thích,… vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tác động vào huyệt.

Với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về huyệt Trung phủ và thể ứng dụng huyệt vị vào trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mình và những người thân xung quanh.

thấy dễ chịu. Nếu Châm cứu thì châm thẳng hoặc xiên hướng kim ra ngoài, lên trên, sâu 0,5-1 thốn (1 thốn bằng một lóng tay của người bệnh).

Linh Đan

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp