Nếu bạn thấy có những dấu hiệu về sưng phồng, đau rát và vết viêm ở trong khoang miệng và lo lắng về các hậu quả xa hơn. Đây là thông tin phân biệt nhiệt miệng, loét miệng và ung thư khoang miệng bạn cần biết.
Gần đây theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, có đến gần 50.000 người mắc bệnh ung thư khoang miệng và có đến gần 1/5 ca bệnh đã tử vong.
Đây là loại bệnh có những triệu chứng được biểu hiện ra bằng các vết sưng, viêm hay phồng rộp ở khoang miệng, vòm họng, bên dưới lưỡi và lợi.
Vậy làm thế nào để phân biệt nhiệt miệng, loét miệng và ung thư khoang miệng khi biểu hiện của hai căn bệnh khác nhau này lại giống nhau đến vậy?
1. Phân biệt nhiệt miệng, loét miệng và ung thư khoang miệng
Khi xuất hiện nhiệt miệng, loét miệng bạn có cảm giác ngứa râm ran kèm theo nóng, rát trong vùng miệng và nốt nhiệt. Một vết lở loét trong miệng thường nóng, rát và có cảm giác ngứa ran trước khi chúng ta có thể nhìn thấy nốt nhiệt xuất hiện.
Nhiệt miệng thường có dấu hiệu như tiền ung thư khoang miệng |
Các nốt nhiệt miệng tuy đau rát nhưng lại lành tính, nếu có cảm giác này thì bạn có thể phần nào yên tâm vì nó không phải là ung thư. Ung thư khoang miệng trong giai đoạn đầu thường không gây ra đau đớn.
Quan sát vết nhiệt, loét miệng thấy có màu sắc xám hoặc vàng, ngoài rìa đỏ hơn màu lợi và phần giữa có màu trắng. Trong khi đó ung thư khoang miệng là sự phát triển bất thường của tế bào ung thư và có hình dạng bằng phẳng, không biểu hiện rõ rệt như nhiệt miệng.
Thông thường nhiệt miệng không kéo dài quá 2 tuần là khỏi, nếu thấy những khối u, dấu hiệu sưng đỏ nào dài hơn 2 tuần bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có những chẩn đoán thực tế.
2. Dấu hiệu của ung thư khoang miệng
Tế bào vảy là phần che phủ bề mặt của môi, miệng và lưỡi, ung thư khoang miệng thường bắt đầu ở những tế bào này. Khi có dấu hiệu lạ xuất hiện trên các vùng này có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư vòm miệng.
Ung thư tế bào vảy, hay ung thư khoang miệng có vết bất thường xuất hiện màu trắng hay đỏ, thường biểu hiện ra bằng cảm giác da có vẻ dày hơn, xuất hiện nhiều nốt sần sùi hoặc vết loét ít đau nhưng lại không tự lành bình thường như nhiệt miệng. Những tổn thương trong vùng miệng không phải là triệu chứng của ung thư thường tự lành trong vài tuần.
Sự phát triển bất thường của tế bào gây ung thư thường có biểu hiện ban đầu là những đốm trắng, đốm đỏ xen kẽ nhau bên trong miệng, tên gọi khoa học là erythroleukoplakia. Trước khi các đốm lạ này xuất hiện bạn cũng có thể cảm nhận được. Nếu đốm trắng đỏ bất thường này kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đến chuyên khoa nha sĩ thăm khám. Ở giai đoạn đầu của ung thư khoang miệng thường không gây ra đau đớn.
Đừng coi thường những đốm loét xuất hiện trong khoang miệng |
Những đốm đỏ
Erythroplakia là tên khoa học của những đốm đỏ tươi xuất hiện trong khoang miệng và có thể là dấu hiệu của tiền ung thư. Khoảng 75-90% số trường hợp erythroplakia được xác nhận là ung thư, vậy nên khi thấy xuất hiện bất kỳ đốm màu đỏ nào trong miệng cũng đừng nên coi thường. Bạn có thể đến nha sỹ để có thể sẽ tiến hành sinh thiết những tế bào erythroplakia càng sớm càng tốt.
Những đốm trắng
Bạch sản là những đốm màu trắng hay màu xám xuất hiện trong vùng miệng hoặc môi gọi là (hoặc dày sừng). Các đốm này thường xuất hiện khi răng sâu, răng giả bị vỡ hay hút nhiều thuốc lá. Cũng có thể do bạn có thói quen nhai bên trong má hoặc môi. Đa số trường hợp là lành tính.
Nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của tế bào ung thư đang tiếp xúc, cho thấy những lớp mô trở nên bất thường và có thể thành ác tính.
Bạch sản có thể cứng và rất khó bong ra, nó cũng phát triển chậm, trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
Nên có thói quen kiểm tra vết lở loét trong miệng
Bạn nên kiểm tra nếu cảm nhận những dấu hiệu bất thường xuất hiện trong miệng và dưới lưỡi. Không chỉ phân biệt nhiệt miệng, loét miệng và ung thư khoang miệng khi có dấu hiệu bất thường. Kể cả không có cũng nên kiểm tra 1 lần/ tháng để đề phòng trước khi trở nên quá muộn. Dùng một chiếc kính lúp và kiểm tra dưới ánh sáng trực tiếp để quan sát rõ. Erythroplakia thường xuất hiện ở dưới lưỡi, hoặc phần lợi gần các răng trong cùng.
Ánh Hồng
Theo Tạp chí Sống Khỏe