Nghe thật lỳ lạ nhưng chỉ bằng cách quan sát màu sắc và hình dạng của chất thải tế nhị có thể giúp tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn.
DỰA VÀO MÀU SẮC
Thông thường, màu sắc phổ biến của phân là màu nâu tuy nhiên màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn ăn. Đôi khi một sự thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe mà bạn nên đặc biệt lưu ý.
Phân có màu trắng hay màu xám trắng cho thấy tình trạng thiếu mật có thể xuất phát từ các vấn đề với gan với túi mật. Bạn có thể đang bị tắc nghẽn ống dẫn mật, bị sỏi mật hay xơ gan. Bên cạnh đó, chất nhầy trắng xuất hiện kèm với phân có thể báo hiệu tình trạng viêm ruột mãn tính.
Phân màu trắng báo hiệu các vấn đề về gan và túi mật |
Nếu bạn ăn quá nhiều các loại rau xanh giàu chất diệp lục như rau bó xôi, các thức ăn có phẩm màu xanh lá hoặc bởi các viên uống bổ sung sắt. Những trường hợp này thường không đáng lo ngại. Nếu thực phẩm không phải là lý do, rất có thể là do thức ăn được tiêu hóa quá nhanh.
3. Vàng
Phân màu vàng có thể báo hiệu ống dẫn mật bị tắc nghẽn hoặc cơ thể hấp thu chất béo kém. Ngoài ra, nếu các enzyme tuyến tụy không được sản xuất đủ cũng có thể gây nên hiện tượng này. Nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh không dung nạp gluten, viêm tụy tạng hay xơ nang.
Tuy nhiên, bạn chớ vội lo lắng bởi việc ăn quá nhiều cà rốt hay những thực phẩm có màu vàng cũng có thể gây ra tình trạng này.
4. Đen
Đôi khi việc uống các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, viên bổ sung sắt sẽ khiến phân có màu này. Một nguyên nhân khác là do tình trạng chảy máu trong ruột và bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể.
Các loại thực phẩm như việt quất, cam thảo,… cũng là một trong những lý do.
5. Đỏ
Chế độ ăn uống thường là nguyên nhân khiến phân có màu đỏ. Một số loại thực phẩm có trong thực đơn gần đây của bạn như củ cải đường, cà chua, đồ uống có màu,…
Ngoài nguyên nhân do thực phẩm, phân có thể có màu đỏ do các vấn đề sức khỏe |
Tuy nhiên, nếu bạn không ăn những loại thực phẩm này gần đây thì hãy tìm gặp bác sĩ. Phân có màu đỏ do máu là một dấu hiệu đáng báo động. Vết nứt ở hậu môn, bệnh trĩ, viêm loét đại tràng hay thậm chí là ung thư là những nguyên nhân mà bạn nên lưu ý.
DỰA VÀO HÌNH DẠNG
1. Những khối cứng riêng biệt
Nếu chất thải cơ thể có dạng những khối cứng riêng biệt giống phân dê, điều đó cho thấy tình trạng táo bón nặng và cơ thể đang rất thiếu chất xơ. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, mâm xôi, đậu, rau,…
2. Hình dạng giống xúc xích
Tình trạng táo bón cũng chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Các bác sĩ cho biết bạn nên ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau củ,... và tập thể dục thường xuyên.
Nên tăng cường tập thể dục và ăn nhiều chất xơ khi bị táo bón |
Điều này cho biết sức khỏe của bạn đang bình thường và không có gì lo ngại. Tuy nhiên, hãy cố gắng uống nhiều nước hơn và đi bộ.
4. Hình dạng giống xúc xích và mịn
Đây được xem là trạng thái hoàn hảo bởi chúng cho biết bạn đang có chế độ dinh dưỡng tuyệt vời. Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng và tránh căng thẳng bạn nhé.
5. Những khối mềm có cạnh rõ
Hình dạng này phản ánh tình trạng tiêu chảy nhẹ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể thử ăn những loại thực phẩm chứa ít chất xơ như chuối, bánh quy, khoai tây,…
6. Khối mềm hơi lỏng
Đây cũng được xem là tình trạng tiêu chảy nhẹ gây nên. Có thể chế độ ăn uống của bạn có quá nhiều chất xơ và không cần thiết. Hãy cố gắng uống nhiều nước hơn để hạn chế nguy cơ bị mất nước và ăn nhiều khoai tây, chuối. Nếu tình trạng này kéo dài hơn hai ngày, hãy đi khám bác sĩ.
7. Hoàn toàn ở dạng lỏng
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn đã bị tiêu chảy nặng do bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, không dung nạp glutose hay do các loại thuốc chữa bệnh gây nên. Bạn cần uống nhiều nước để tránh mất nước và uống những loại thuốc giúp trị tiêu chảy. Nếu tình trạng này không được cải thiện trong vòng hai ngày, hãy đi khám bạn nhé.
Thúy Hạ
Theo Tạp chí Sống Khỏe