Đối với bệnh nhân gout, hàm lượng axit uric trong máu rất cao, nguyên nhân chính là do quá trình sản sinh ra axit uric lớn, quá trình bài tiết bị tắc nghẽn. Khi các tinh thể urat lắng đọng trong bao hoạt dịch và sụn khớp sẽ gây viêm nhiễm tái phát, từ đó hình thành nên bệnh gout.
Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân gout cũng nên cố gắng giảm hoặc hạn chế ăn các thức ăn có nhiều purin, đồng thời cũng nên hỗ trợ vận động. Vận động hợp lý giúp đào thải axit uric ra ngoài qua mồ hôi, từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
Đối với bệnh nhân gout, không phải bài tập nào cũng phù hợp để giảm nồng độ axit uric. Bạn nên chọn một số bài tập aerobic nhẹ nhàng, chẳng hạn như chạy bộ, đi bộ nhanh, plank hỗ trợ và bơi lội,…
Khi các tinh thể urat lắng đọng trong bao hoạt dịch và sụn khớp sẽ gây viêm nhiễm tái phát, từ đó hình thành nên bệnh gout. |
Những bài tập này không chỉ nâng cao thể chất, nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng, mà còn tăng cường khả năng chịu đựng của khớp, từ đó tránh được tình trạng teo cơ và khớp một cách hiệu quả, đồng thời có tác dụng giảm đau nhất định đối với bệnh gout.
Tuy nhiên, khi tập phải chọn giai đoạn bệnh gout thuyên giảm, nếu tập trong giai đoạn cơn cấp tính dễ làm cơn đau dữ dội hơn và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
1. Tránh đổ nhiều mồ hôi
Vận động ra mồ hôi thực sự có thể khiến người ta sảng khoái, nhưng bệnh nhân gout không thích hợp với những môn thể thao dễ ra mồ hôi nhiều.
Vì khi đổ mồ hôi nhiều, lưu lượng máu và tổng lưu lượng máu của thận sẽ bị ảnh hưởng, từ đó cản trở quá trình bài tiết axit uric và creatine. Điều này gây tăng axit uric máu. Bằng cách này, bệnh nhân có khả năng mắc bệnh gout cấp tính, và thậm chí là viêm khớp gout cấp.
Vì vậy, đối với bệnh nhân gout không được vận động gắng sức, đồng thời cần kiểm soát các hoạt động gắng sức như chạy nhảy, chơi các môn thể thao không phù hợp.
2. Chọn phương pháp tập luyện phù hợp
Tập thể dục thường được chia thành loại hiếu khí và kỵ khí, và quá trình chuyển hóa năng lượng của hai loại này cũng khác nhau.
Đối với bài tập aerobic, cường độ tổng thể của nó không cao, có thể duy trì trong thời gian dài mà không khiến cơ sản sinh quá nhiều axit lactic.
Sau khi tập aerobic nhìn chung sẽ không có cảm giác mệt mỏi, đau nhức quá mức, đồng thời có thể hít thở không khí trong lành để cải thiện chức năng tim phổi. Nói chung, các bài tập aerobic phổ biến bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội và yoga, thái cực quyền.
Đối với bệnh nhân gout, không nên chọn bài tập kỵ khí. Điều này chủ yếu là do axit lactic quá mức được tạo ra trong quá trình tập luyện kỵ khí, do đó làm giảm bài tiết axit uric.
Tập thể dục thường được chia thành loại hiếu khí và kỵ khí, và quá trình chuyển hóa năng lượng của hai loại này cũng khác nhau. |
Đặc biệt khi tập thể dục kỵ khí vất vả dễ khởi phát bệnh gout. Trong cuộc sống, các bài tập ký khí phổ biến bao gồm bơi 100 mét, chạy 100 mét và cử tạ.
Ngoài ra, bệnh nhân gout nên tập thể dục từng bước, đầu tiên thực hiện các bài tập nhỏ ngắn hạn, sau đó từ từ tăng thời gian tập luyện và toàn bộ bài tập.
3. Chọn thời gian tập luyện phù hợp
Vào buổi sáng, chức năng của các cơ quan nội tạng và khớp hoạt động tương đối thấp, cơ thể khó thích ứng với các hoạt động quy mô lớn. Nếu bạn có thói quen tập thể dục buổi sáng, bạn nên khởi động trước khoảng 5 đến 10 phút để tránh chấn thương cấp tính hoặc mãn tính.
Đối với bệnh nhân gout nên chọn tập thể dục trong khoảng thời gian từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối, thời gian tập luyện nên duy trì trên 30 phút, mỗi tuần tập trên 150 phút.
Mặc dù tập thể dục có thể làm thuyên giảm bệnh gout hiệu quả nhưng trong quá trình vận động cần giữ ấm cơ thể để tránh tổn thương các khớp. Ngoài việc lựa chọn bài tập phù hợp, bệnh nhân gout cũng cần đến bệnh viện kiểm tra axit uric định kỳ và tự điều chỉnh liều lượng thuốc dựa trên kết quả kiểm tra.
Xem thêm: Lý do đáng ngạc nhiên khiến bạn không thể đạt được mục tiêu giảm cân
Phong Vũ
Theo Người đưa tin